Phát lộ thành Đại La gần nút giao thông Hà Nội

Theo TPO |

Những hố khai quật khảo cổ học tại khu vực khu vực ngã tư nút giao thông Đào Tấn- Nguyễn Khánh Toàn (Hà Nội) đã hé lộ những kỹ thuật dựng thành Đại La của cha ông.

Vết chân người đầm đất được phát lộ tại lớp thành thời Lý của thành Đại La
Vết chân người đầm đất được phát lộ tại lớp thành thời Lý của thành Đại La. Ảnh: Công Khanh

PGS TS Tống Trung Tín, Viện Trưởng Viện Khảo cổ học, cho biết trong lần khai quật này, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ và Ban Quản lý Di tích Danh thắng Hà Nội phát hiện tại lớp thành thời Lý kỹ thuật đầm đinh rất điêu luyện của cha ông. Lớp đầm đinh được xác định dày khoảng 50cm, tạo thành sự kiên cố của thành Đại La lúc bấy giờ.

Viện trưởng Viện Khảo cổ học PGS.TS Tống Trung Tín tại khu vực khai quật
Viện trưởng Viện Khảo cổ học PGS.TS Tống Trung Tín tại khu vực khai quật.
Quan sát tại hiện trường cho thấy, trong các lớp thành được hình thành với nhiều kỹ thuật khác nhau: chỗ thì đầm ngói, chỗ thì dùng đầm chùy, chỗ lại dẫm chân (vết gót chân còn nguyên - ảnh), có chỗ lại còn nguyên những khối đất lớn được cắt kéo.
Dấu vết đầm đinh được phát lộ
Quan sát tại hiện trường cho thấy, trong các lớp thành được hình thành với nhiều kỹ thuật khác nhau: chỗ thì đầm ngói, chỗ thì dùng đầm chùy, chỗ lại dẫm chân (vết gót chân còn nguyên - ảnh), có chỗ lại còn nguyên những khối đất lớn được cắt kéo..
 
Quan sát tại hiện trường cho thấy, trong các lớp thành được hình thành với nhiều kỹ thuật khác nhau: chỗ thì đầm ngói, chỗ thì dùng đầm chùy, chỗ lại dẫm chân (vết gót chân còn nguyên - ảnh), có chỗ lại còn nguyên những khối đất lớn được cắt kéo..
Chân thành được gia cố bằng gốm, sành thời Trần. 
Khai quật
Qua cuộc khai quật, toàn bộ vách thành – đê- đường Bưởi độ xuất lộ. Độ sâu của thành từ mặt đường đến sinh thổ dày trên 7m.
Có thể nói quy mô thành lớn, cao trên 7m, chân choãi rộng, đất sét thuần, nèn chặt. Từ đó khẳng định Đại La thành Thăng Long ngay từ thời Lý – Trần đã được chú tọng xây dựng kiên cố, quy mô lớn và được tu sửa mở rộng vào thời Lê Sơ.
a
Nằm ở chân tường thành phía trong của thành, gốm ngói và sành sứ có niên đại từ thời Trần đổ về trước, được đầm chặt, dày trên 20cm, rộng 1,2m. Giữa lớp đầm này với chân tường thành còn có một rãnh đào chữ V kiểu như đường thoát nước. Các nhà khảo cổ nhận định nhiều khả năng đây là đường đi bao quanh phía trong thành thuộc thời Trần.
Đáng chú ý trong khu vực khai quật xuất lộ 04 mộ táng tại các lớp đất đắp thành. Trong đó tại lớp 4, xuất lộ 3 mộ (2 mộ gạch và 1 mộ đất), có niên đại khoảng thế kỷ IX-X.
Đáng chú ý trong khu vực khai quật xuất lộ 04 mộ táng tại các lớp đất đắp thành. Trong đó tại lớp 4, xuất lộ 3 mộ (2 mộ gạch và 1 mộ đất), có niên đại khoảng thế kỷ IX-X..
b
Ngôi mộ đất, được chôn vào lớp đất đắp thành thời Trần, có khả năng thuộc thế kỷ XVII – XVIII.
Hiện, các chuyên gia hàng đầu về lịch sử, khảo cổ học đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những khẳng định cuối cùng về những phát hiện tại hố khai quật khảo cổ nút giao Đào Tấn - Bưởi. Những thông tin có được từ cuộc khai quật sẽ làm sáng rõ hơn diện mạo vòng Hoàng thành kể từ thời kỳ Đại La cho đến Lê sơ.
 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại