Ông Dương Trung Quốc nói về sự khác biệt giữa Võ Nguyên Giáp và Napoléon

BBT |

(Soha.vn) - Sáng 23/8/2013, trong cuộc giao lưu trực tuyến với các vị tướng lĩnh, các nhà nghiên cứu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Dương Trung Quốc đã có nhiều nhận định sắc sảo.

Nguyễn Minh Khanh - Nam 27 tuổi

Thưa nhà sử học Dương Trung Quốc, nếu chỉ nói ngắn gọn 3 điều làm nên tên tuổi Tướng Giáp thì đó là những điều gì?

Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc:

Ba điều? Tại sao không phải là 1 điều hay nhiều điều? Riêng tôi thấy ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một con người có học, biết phát huy được những hiểu biết về quá khứ (ông thầy dạy sử), lại sớm tiếp cận được những tri thức hiện đại (một cử nhân luật) và đương nhiên, cái làm nên sự nghiệp của ông chính là cái thời đại mà ông được sống, được trải nghiệm cùng với thế hệ của mình, trong đó nổi bật là ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trịnh Xuân Tuân - Nam 26 tuổi

Qua một số cuốn sách, cháu được biết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất thần tượng Napoleon. Thưa bác Dương Trung Quốc, chiến thuật quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Napoléon có nhiều nét tương đồng không ạ?

Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc:

Tôi chưa đọc ở đâu thấy Đại tướng coi Napoleon là một thần tượng nhưng ông nghiên cứu rất kỹ về nhân vật lịch sử này khi còn là một sinh viên luật hay là ông thầy dạy sử. Tài năng quân sự của Napoleon thì cả thế giới đều biết nhưng sự khác biệt nhất giữa Napoléon và Võ Nguyên Giáp là một bên là viên tướng của những cuộc viễn chinh xâm lược, còn một bên là một vị tướng của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của mình.

	Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc trả lời câu hỏi của độc giả trong buổi GLTT

Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc trả lời câu hỏi của độc giả trong buổi GLTT

Lưu Thị Hoan - Nữ 60 tuổi

Có một chi tiết đặc biệt về Đại tướng Võ Nguyên Giáp là: Đại tướng chưa từng trải qua trường lớp đào tạo nào về quân sự, ngay cả lần Bác Hồ định cử sang Diên An, Trung Quốc học năm 1941 nhưng cũng phải hủy vì tình hình thế giới có nhiều biến đổi phải thay đổi sách lược. Ở góc độ nghiên cứu lịch sử, ông đã từng biết vị tướng lừng danh nào chưa từng qua trường lớp tương tự chưa, và theo ông thì thiên tài quân sự mà Đại tướng có được là do đâu?

Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc:

Những đạo quân xâm lược thường là những đạo quân nhà nghề được đào tạo bài bản và những người chỉ huy cũng thường là những quân nhân chuyên nghiệp. Quân đội ta là quân đội nhân dân mà ngay khi mới thành lập Bác Hồ đã nhấn mạnh đến sức mạnh chính trị của nó gắn liền với mục tiêu chính nghĩa, cho nên tên gọi của tiền thân quân đội ta là Tuyên truyền Giải phóng quân.

Trong lực lượng vũ trang của ta thưở ban đầu cũng có một số người được đào tạo trong các trường quân sự hoặc của Pháp hay từ Trung Quốc nhưng về căn bản là những người hoạt động chính trị và trưởng thành nhờ đường lối chính trị đúng đắn và những trải nghiệm của thực tiễn. Có một chi tiết khi Bác đặt bí danh cho người đứng đầu lực lưỡng vũ trang là "Anh Văn", có lẽ cũng là lời nhắc nhở cái nguyên lý ấy. Nói như vậy không có nghĩa những tài năng quân sự như Võ Nguyên Giáp và nhiều vị tướng lĩnh khác chỉ là bản năng mà còn là kết quả của một quá trình học tập không ngừng từ những tri thức quân sự của ông cha ta, cũng như của thế giới.

Chúng ta biết rằng, khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới bùng nổ, trong lực lượng vũ trang của chúng ta có những quân nhân người Nhật, những hàng binh của quân đội Pháp cũng giúp chúng ta nhiều kiến thức quân sự của một lực lượng vũ trang xuất thân hoàn toàn từ những người dân chưa bao giờ cầm súng. Cùng với quá trình xây dựng lực lượng tiến hành chiến tranh ngày càng chính quy hiện đại, tuy chúng ta có được đào tạo ở các trường quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả có sự hỗ trợ của các chuyên gia nước ngoài thì yếu tố quyết định vẫn là cách đánh của Việt Nam.

Trần Công Thành - Nam 29 tuổi

Đại tướng được liệt vào hàng 10 Danh Tướng xuất sắc nhất mọi thời đại do các nhà khoa học Quân Sự và các tướng lĩnh thế giới họp tại Luân Đôn bình chọn. Tài liệu nào ghi nhận việc này, và hiện giờ Việt Nam đã có tài liệu đó chưa vậy bác Dương Trung Quốc?

Nhà nghiên cứu lịch sử Dương Trung Quốc:

Ý kiến nói về sự bình chọn trên, cá nhân tôi chưa được tiếp cận nhưng trong nhiều cuốn sách gần đây của các nhà xuất bản lớn ở một số nước phương Tây (Anh, Mỹ) với chủ đề lựa chọn những vị tướng lừng danh nhất trong lịch sử (theo nhiều tiêu chí khác nhau) thì đều dành phần viết rất trân trọng về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dường như ông là người duy nhất còn sống.

Ông Dương Trung Quốc nói về sự khác biệt giữa Võ Nguyên Giáp và Napoleon Những lời chúc tuyệt vời gửi đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân ngày sinh lần thứ 103

(Soha.vn) - "103 mùa xuân đã trôi qua, ước gì thời gian ngừng trôi để Đại tướng ở với chúng ta mãi mãi. Lòng kính trọng biết ơn của bao lớp lớp người con đất Việt dành cho Đại tướng thật không từ ngữ nào diễn tả nổi".

Ông Dương Trung Quốc nói về sự khác biệt giữa Võ Nguyên Giáp và Napoleon Giao lưu trực tuyến đặc biệt mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 103 xuân

(Soha.vn) - Bắt đầu từ 9h sáng nay (23/8/2013), Báo điện tử Trí Thức Trẻ tổ chức giao lưu trực tuyến với chủ đề "Giao lưu trực tuyến nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp 103 tuổi". Khách mời tham gia chương trình là các vị tướng lĩnh, nhà nghiên cứu đã có nhiều năm gắn bó, cộng tác và tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ông Dương Trung Quốc nói về sự khác biệt giữa Võ Nguyên Giáp và Napoleon Tuổi thơ chăn vịt, hát "hò giã gạo" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

(Soha.vn) - "Cũng như bọn trẻ tinh nghịch trong làng, Giáp lúc bé cũng ham chơi, đi chân đất chạy khắp làng để đánh đáo, đánh bi, chơi quay, đánh lộn nhau, đi theo đàn ngỗng, đàn vịt rồi lấy sỏi ném vào chúng cho chúng chạy tán loạn rồi reo ầm lên và cười ngặt nghẽo…".

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại