Nước mắt vọng phu

Minh Nhiên - Miền Tây |

(Soha.vn) - 25 năm qua, chị Trần Thị Ninh - vợ của một liệt sĩ hy sinh khi giữ đảo Gạc Ma - vẫn đợi chồng dù biết xương thịt anh đã vĩnh viễn hòa vào biển khơi.

Chị Ninh là vợ của liệt sĩ Phan Huy Sơn, quê ở xã Diễn Nguyên, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Ngày 14/3/1988, anh Sơn cùng với 63 chiến sĩ hải quân Việt Nam trên con tàu vận tải HQ 604 đã hy sinh trước họng súng quân Trung Quốc trong cuộc chiến giữ đảo Gạc Ma.

Hạnh phúc ngắn ngủi

Cùng tuổi Quý Mão (1963), cùng quê, học cùng lớp rồi sau đó là bén duyên nhau, năm 1981, anh Sơn và chị Ninh làm đám cưới. Một năm sau, anh lên đường nhập ngũ, tham gia lớp học quân y rồi được phân công làm nhiệm vụ ở đảo Song Tử Tây.

Ngày đứa con đầu lòng chào đời, anh Sơn vẫn còn biền biệt nơi đảo xa. Chị đặt tên con là Phan Huy Hà. Những ngày sau đó đối với chị Ninh đầy tràn nước mắt khi phải chứng kiến đứa con lớn lên cùng những biểu hiện của một căn bệnh lạ.

Chồng công tác ở đảo xa, một mình chị lặng lẽ nuôi con trong phấp phỏng lo âu. Những năm 1980, thời buổi chạy ăn từng bữa, chị cũng gắng đưa con đi chạy chữa khắp nơi nhưng đều không có kết quả.

Nước mắt vọng phu

Chị Ninh và mẹ liệt sĩ Hồ Văn Nuôi, (quê xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc) - cùng hi sinh với chồng chị để giữ đảo Gạc Ma.

Cuối năm 1987, anh Sơn được về phép thăm nhà 5 tháng. Chưa hết phép, anh nhận được lệnh phải quay lại đơn vị gấp. Đó là thời điểm đứa con thứ hai của anh chị chuẩn bị ra đời.

Trước khi đi, anh Sơn hứa với vợ đến tháng 8 năm sau sẽ về phép để chăm sóc mẹ con chị. Nhưng đó cũng là lần cuối cùng vợ chồng được ở bên nhau.

Gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ bé của người vợ

Đầu năm 1988, anh Sơn lên đường, chưa đầy hai tháng sau Đài Tiếng nói Việt Nam loan tin buồn anh Sơn cùng 63 chiến sĩ khác đã anh dũng hy sinh khi bảo vệ đảo Gạc Ma trước sự tấn công của hải quân Trung Quốc.

Chị Ninh bàng hoàng khi nhận được tin dữ nhưng vẫn nghĩ có thể đó là sự nhầm lẫn, vì mới trước đó 3 ngày, anh còn gửi 3 bộ quần áo về cho con. Chị nghĩ, con tàu mà anh Sơn cùng đồng đội lái có thể chưa tới đảo.

Niềm hy vọng cuối cùng của chị  tắt ngấm khi chính thức cầm trên tay giấy báo tử của chồng. Lễ truy điệu của anh được tổ chức tại xã nhà.

“Lúc đó, tui thực sự suy sụp nhưng vẫn cầu mong và hy vọng anh còn sống sót, bị bắt làm tù binh hay đang trôi dạt đâu đó và được cứu sống nhưng chưa kịp trở về”, nhưng điều kỳ diệu ấy đã không xảy ra.

Kể từ ngày ấy, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai chị với hai đứa con thơ. Con trai của chị mắc căn bệnh thần kinh nặng không thể chữa trị.

Chị tâm sự:“Dù lớn, cháu vẫn như một đứa trẻ, suốt ngày đi lang thang, không ý thức được mình là ai nữa. Đến bữa ăn cháu mới về, khi không vừa ý, lên cơn là đập phá đồ đạc”. 25 năm qua, chị lam lũ nuôi nấng con với niềm hi vọng một ngày nào đó Hà sẽ khỏi bệnh. Nhưng người mẹ nghèo không có may mắn được nhìn thấy cậu con của mình khôn lớn, trưởng thành.

Với sự giúp đỡ của Bộ Tư lệnh Hải quân và anh em nội ngoại, giờ đây mẹ con chị đã có một ngôi nhà nhỏ che mưa, che nắng. Ngày qua ngày chị vẫn lăn lộn với 3 sào ruộng để nuôi cô con gái Phan Thị Trang năm nay là sinh viên năm thứ hai của Trường ĐH Y khoa Vinh.

Nước mắt vọng phu Xúc động tri ân chiến sỹ trận chiến Gạc Ma

Sau 25 năm ngày định mệnh 14/3/1988 xảy ra, nước mắt mẹ lại chảy, khóe mắt cha cay xè, giọng các cựu binh nghẹn lại một lần nữa bởi lần đầu tiên, sự hy sinh của các chiến sỹ Gạc Ma được tôn vinh trong một chương trình quy mô.

Nước mắt vọng phu Gặp người giữ cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma

"Chúng tôi vừa bơi tới đảo thì lính Trung Quốc nổ súng bắn chết anh Phương. Tôi xông tới nắm lấy cán cờ từ bàn tay đẫm máu của anh ấy. Cùng lúc, những anh em khác cũng lập tức vây vòng tròn quanh lá cờ và dùng xà beng, cuốc chim đánh giáp lá cà", anh hùng Nguyễn Văn Lanh kể.

Nước mắt vọng phu 25 năm hải chiến Trường Sa (kỳ 1): Cuộc xâm lược của Trung Quốc

25 năm trước, ngày 14.3.1988, 64 người con đất Việt đã ngã xuống biển Đông trước họng súng quân xâm lược Trung Quốc. Sự hy sinh anh dũng của những người lính Việt Nam đã biến địa danh Gạc Ma (thuộc cụm đảo Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trở thành bất tử.

Nước mắt vọng phu 25 năm hải chiến Trường Sa (kỳ 2): Anh hùng đất Việt

Như một thước phim quay chậm, cận cảnh vào từng nhát cắt bi hùng Gạc Ma, dòng hồi tưởng của cựu chiến binh Lê Hữu Thảo (quê Hà Tĩnh) khắc họa chân thật nhất giây phút ngạo mạn, man rợ của quân xâm lược Trung Quốc. Giây phút ấy cũng làm nên huyền thoại của những người anh hùng đất Việt.

Nước mắt vọng phu 25 năm hải chiến Trường Sa (Kỳ 3): 1.000 ngày bị địch bắt

Khoảnh khắc những người lính bám trụ trên con tàu của hải quân Việt Nam không kém bi tráng so với hình ảnh quyết tử giữ quốc kỳ trên bãi Gạc Ma, khi tương quan lực lượng giữa ta và quân Trung Quốc như trứng chọi đá.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại