Nữ sinh giỏi văn: “Chưa bao giờ được ai tặng một cuốn sách"

Thiên Di |

Quê nghèo không có sách đọc, lãnh đạo xã Yên Cường luôn đau đáu ước muốn mở một thư viện sách cho học sinh và bà con ở đây.

“Khát” đọc ở ngôi trường mang tên danh nhân

Ở vùng quê có truyền thống hiếu học xã Yên Cường (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), sách đối với họ là món quà quý giá và bao nhiêu cũng chẳng đủ.

Bí thư xã Yên Cường Nguyễn Văn Triển nói rằng thầy và trò ngôi trường mang tên danh nhân văn hóa Khiếu Năng Tĩnh “thèm khát” sách lắm!

Theo lời thầy hiệu trưởng Bùi Quốc Hưng, các em truyền tay nhau đọc số sách ít ỏi của nhà trường chứ hầu như chẳng có điều kiện mua sách, truyện.

Trường THCS Khiếu Năng Tĩnh thiếu thư viện, số sách chỉ khoảng 3000 cuốn.

Trường THCS Khiếu Năng Tĩnh thiếu thư viện, số sách chỉ khoảng 3000 cuốn.

Đến nay nhà trường vẫn chưa có một thư viện “đúng nghĩa” - thư viện được đặt chung với phòng tài vụ do điều kiện khó khăn.

“Hơn 2000 cuốn chủ yếu là sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên.

Thực sự các em Trường THCS Khiếu Năng Tĩnh còn “thiệt thòi” khi không có nhiều cơ hội tiếp cận với tri thức ngoài kiến thức được giảng dạy trong nhà trường.

Vì vậy thầy và trò chúng tôi luôn ước ao có một thư viện phong phú đủ thể loại sách, truyện khoa học xã hội”, thầy Hưng tâm sự.

Thầy Bùi Quốc Hưng - Hiệu trưởng nhà trường.
Thầy Bùi Quốc Hưng - Hiệu trưởng nhà trường.

Thư viện trường khan hiếm sách, còn những cô cậu học trò nghèo nơi đây chẳng dám xin bố mẹ tiền mua những cuốn truyện mình thích.

Bởi theo em Nguyễn Thị Diệu Thùy (HS lớp 9C), do nhà hoàn cảnh khó khăn, lo tiền đi học còn vất vả, huống chi…mua sách mới phải đến 50, 100 nghìn đồng/cuốn!

Em Nguyễn Thị Diệu Thùy ước có được cuốn sách khám phá vũ trụ với mong ước trở thành nhà nghiên cứu thiên văn.
Em Nguyễn Thị Diệu Thùy ước có được cuốn sách khám phá vũ trụ với mong ước trở thành nhà nghiên cứu thiên văn.

Em kể rằng, mẹ em mắc căn bệnh ung thư vòm họng, năm ngoái bố em chạy vạy dồn tiền cứu chữa, nhà lâm vào cảnh nghèo khó.

Sau khi mổ, sức khỏe mẹ em ổn định nhưng ăn không biết ngon nữa và không làm được việc nặng. Lúc trái nắng trở trời cơ thể mẹ bị hành hạ bởi bệnh gai cột sống, huyết áp cao…5 miệng ăn đổ dồn lên công việc thợ xây của bố!

Vì vậy cô bé này không dám xin mẹ tiền mua sách.

Thùy cho biết: “Duy nhất một lần em hỏi nhưng mẹ bảo: “Kinh tế nhà mình không dư giả gì, không có tiền mà sách đắt. Mẹ hỏi thêm “Sách gì mà quan trọng vậy và có nhất thiết cần có không?”.

Vì vậy, sau lần đó em không xin mẹ tiền mua sách nữa mà mượn của thầy cô, bạn bè trên lớp”.

Bản thân Diệu Thùy từng đạt giải 3 môn văn học sinh giỏi cấp huyện năm lớp 7. Em mê văn, ham học nhưng luôn cảm thấy “thiếu thốn” vì không được đọc sách.

“Dế mèn phiêu lưu ký” là cuốn truyện đầu tiên “đọc cả đêm không dám ngủ” khi cô bé còn đang học lớp 3. Chính điều đó đã nuôi dưỡng sở thích đọc sách, viết văn của Thùy cho đến tận bây giờ.

“Em chưa bao giờ được ai tặng một cuốn sách. Nếu được ước, em muốn có một cuốn sách khám phá vũ trụ, tìm hiểu thiên văn học”, cô học trò này bày tỏ.

Cũng giống như Thùy, em Trịnh Thị Ánh (lớp trưởng lớp 9A) luôn khao khát có được cuốn sách, truyện của riêng mình bởi gia đình em thuộc diện cận nghèo của xã, cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Ánh trầm buồn khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình.

Ánh trầm buồn khi nhắc đến hoàn cảnh gia đình. Nhà nghèo nhưng em vẫn luôn khao khát có sách để đọc.

“Mẹ em bị gai cột sống không làm được việc nặng, lúc nào cũng thấy mẹ kêu đau lưng nhưng em chẳng giúp được gì nhiều. Bố em vay 30 triệu để lo cho anh trai và em ăn học rồi!”, nói đến đây cô bé bật khóc.

Hiểu hoàn cảnh gia đình, em luôn vươn trong học tập. Lớp 7 em cũng giành giải Nhì môn văn; lớp 8 em giải Nhì môn hóa cấp huyện.

Nghèo khó vậy nhưng đối với em sách luôn là người bạn thân, là món quà quý giá giúp em nhiều trong học tập đặc biệt là có những bài văn xuất sắc.

“Cuốn sách em thích nhất là viết về tình mẫu tử. Đọc sách cho em hiểu thêm về cuộc sống, cách đối nhân xử thế, sống đẹp. Nhưng sách ở quê em còn hạn chế lắm!”, Ánh nói.

Đau đáu một thư viện “đúng nghĩa”

Nhận thấy niềm khao khát của con em mình, ông Nguyễn Văn Triển – Bí thư xã Yên Cường (Ý Yên, Nam Định) luôn đau đáu ước mơ lập một thư viện tạo điều kiện phát triển văn hóa đọc, giáo dục nhân cách các em.

Ông Nguyễn Văn Triển - Bí thư xã Yên Cường tâm sự nỗi niềm có một thư viện nhỏ.

Ông Nguyễn Văn Triển - Bí thư xã Yên Cường tâm sự nỗi niềm muốn có một thư viện nhỏ.

Biết tin, luật sư Trương Quốc Hòe và anh Nguyễn Khắc Phượng (chủ một doanh nghiệp) là người con xã Yên Tiến (huyện Ý Yên) đã kết nối thành công với báo Điện tử Trí Thức Trẻ để trao sách Trường THCS Yên Tiến, ông Triển lập tức ngỏ ý “xin” sách cho xã mình.

Đồng cảm với tâm huyết của vị lãnh đạo này, ngày 28/01, đại diện Báo Điện tử Trí Thức Trẻ/Soha News đã trao tặng 750 cuốn bao gồm sách khoa học tự nhiên và xã hội, kỹ năng sống, danh nhân văn hóa…cho Trường THCS Khiếu Năng Tĩnh.

Nhấn mạnh vai trò của việc đọc sách, nhà báo Bùi Ngọc Hải – Phó Tổng Biên tập Báo Trí Thức Trẻ nêu ra những bài văn “kinh điển”, “cười ra nước mắt” và sự nhầm lẫn lớn về lịch sử xuất phát từ việc thiếu kiến thức, lười đọc sách của học sinh.

“Ở bất kỳ vị trí, địa vị nào người ta cũng cần đọc sách. Hôm nay tặng sách cho các em chúng tôi không mất gì cả, ngược lại tôi thấy mình được vì giúp ích được các em, địa phương”, nhà báo Bùi Ngọc Hải khẳng định.

Đại diện lãnh đạo Báo, địa phương, nhà trường trao tặng sách cho các em học sinh.
Đại diện lãnh đạo Báo, địa phương, nhà trường trao tặng sách cho các em học sinh.
Lãnh đạo Báo, xã Yên Cường cùng nhà trường chụp ảnh lưu niệm.
Lãnh đạo Báo, xã Yên Cường cùng nhà trường chụp ảnh lưu niệm.
Niềm vui trên gương mặt của các học sinh nhà trường khi nhận sách quý.
Niềm vui trên gương mặt của các học sinh nhà trường khi nhận sách quý.

Phấn khởi khi đón nhận những cuốn sách mới, Bí thư xã Yên Cường ông Nguyễn Văn Triển xúc động cảm ơn: “Sách là cửa sổ mở ra thế giới. Thực sự đây là món quà vô cùng quý giá đã giúp thỏa lòng mong ước, khao khát của lãnh đạo xã, nhà trường bấy lâu nay”.

Cậu học trò này tò mò về những cuốn sách mà cậu chưa bao giờ được đọc.
Cậu học trò này tò mò về những cuốn sách mà cậu chưa bao giờ được đọc.
Niềm vui học trò cầm trên tay quyển sách mới được tặng.
Niềm vui học trò cầm trên tay quyển sách mới được tặng.

Những cuốn sách Báo tặng dù không phải quá lớn nhưng đó sẽ là động lực cho em Thùy theo đuổi ước mơ trở thành nữ du hành vũ trụ hay nhà nghiên cứu thiên văn học.

Và cũng sẽ chắp cánh cho em Ánh trở thành cô giáo dạy văn ở ngôi trường mang tên danh nhân văn hóa nổi tiếng này.

“Em luôn có ước mơ trở thành giáo viên dạy văn để truyền lại tình yêu đọc sách, yêu văn học, lịch sử cho học trò của mình”, Ánh tâm sự.

Nhằm mang sách đến tận tay cho người dân, học trò nghèo vùng quê, Báo điện tử Trí thức trẻ cùng Soha News thực hiện dự án "Thư viện cho làng quê nghèo".

Độc giả có thể ủng hộ sách và tiền mua sách tại các địa chỉ sau:

1. Tòa soạn Báo điện tử Trí Thức Trẻ, Tầng 21, Tòa nhà Hapulico, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.

Người tiếp nhận: Phạm Đình Mạnh. SĐT: 0974.974.104

2.Tiếp nhận sách tại số 6 Trấn Vũ (Cạnh hồ Trúc Bạch)

Người tiếp nhận: Lê Thị Bích Thảo, SĐT: 0903.299 464/ 0903.299 464

3.Tiếp nhận sách tại tầng 15 tòa nhà 17 T6 đường Hoàng Đạo Thúy giáp Lê Văn Lương.

Người tiếp nhận: Nguyễn Thị Thu Hà, SĐT: 0912.278 954/ 0912.278 954

Mọi ủng hộ xin gửi về tài khoản: Số TK: 1902.798.7602.011, chủ TK: Dương Thị Hà Vân Techcombank Lĩnh Nam.

Trân trọng cảm ơn!

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại