Nơi phụ nữ và đàn ông có thói quen để ngực trần ở Việt Nam

Y.Dương |

Xã Tà Rụt, huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị là nơi hiếm hoi ở nước ta mà phụ nữ và đàn ông có thói quen ở trần.

Nằm cách trung tâm huyện Đăkrông (Quảng Trị) 50 km, xã Tà Rụt là nơi sinh sống của bà con người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, Tà Ôi... Trong đó, người Pa Cô chiếm số đông. Xã Tà Rụt gồm bốn thôn là Tà Rụt 1, Tà Rụt 2, Tà Rụt 3 và Apul.

Hiện nay, đời sống của bà con Tà Rụt đã khá hơn xưa, thế nhưng, theo mô tả của báo giới trong nước, thói quen ở trần vẫn được duy trì.

Bà Kăn Giêng (ở bản Tù Rụt 2, xã Tà Rụt) chia sẻ trên tờ Gia đình & Xã hội, trước đây, người dân Tà Rụt từ già đến trẻ đều ở trần, đóng khố.

Những năm gần đây, bà con đã có điều kiện hơn, tiếp xúc với "thế giới hiện đại" nên khi ra ngoài thì mặc quần áo cho đỡ phản cảm. Thế nhưng, ở nhà mọi người vẫn ở trần.

Trong đó những phụ nữ có tuổi thường duy trì thói quen này. Các cô gái trẻ, chưa chồng thì kín đáo hơn.

"Vào mùa hè, gió Lào, muốn tìm được người phụ nữ nào trên 30 tuổi mặc áo mới khó", tờ Gia đình & Xã hội thuật lại lời bà Kăn Giêng.

Theo tờ Nhân đạo & Đời sống, một cán bộ văn hóa xã Tà Rụt cho hay, việc người dân ở trần hoàn toàn không phải do tục lệ, cũng không phải vì nghèo túng, mà là do thói quen. 

Phụ nữ Pa Cô ở Tà Rụt. (Ảnh: Pháp lý Online)
Phụ nữ Pa Cô ở Tà Rụt. (Ảnh: Pháp lý Online)

Cũng theo nguồn trên, nhiều người già khi được hỏi vì sao vẫn giữ thói quen ở trần thì lý do họ đưa ra là "mặc quần áo thấy bứt rứt, khó chịu".

Có người chỉ may duy nhất một bộ quần áo để đi đâu thì diện, còn khi ở nhà họ vẫn ở trần, đóng khố.

Cùng viết về cuộc sống của người Tà Rụt, tờ Pháp lý Online miêu tả, dù ở tuổi ngoài 50 nhưng bà Kôn Thăng cũng chỉ mặc áo khi trời lạnh. Ngày thường, bà chỉ quấn độc chiếc quần và dầm mưa dãi nắng với nương rẫy để lo cho gia đình.

(Ảnh: Gia đình & Xã hội)
(Ảnh: Gia đình & Xã hội)

Ngoài thói quen ở trần, người Tà Rụt còn được biết đến với khá nhiều câu chuyện cũng như phong tục mang đậm bản sắc địa phương. Chẳng hạn như tục thờ cây lúa của đồng bào Pa Cô.

Ngoài ra, trước đây, bà con Pa Cô còn có tục cà răng bằng nhựa cây tinuh. Điều này sẽ giúp răng chắc và không bị sâu.

(Tổng hợp)

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại