Đoạn đầu đường Bưởi hướng đi từ Lạc Long Quân - Cầu Giấy (Hà Nội), cạnh bờ sông Tô Lịch khoảng 4 năm nay xuất hiện 3 túp lều lụp xụp được dựng tạm dưới những gốc cây dại. Họ tận dụng mọi thứ dây dợ, que củi, bạt rách... để "xây nhà" và trong cái rét tê tái của Thủ đô những ngày gần đây, đêm nào nơi này cũng hồng rực những đốm lửa để sưởi ấm cho những mảnh đời trôi dạt:
Đường lên nhà ông Tuấn với tay vịn cầu thang tự chế.
Nhà ông Tuấn chỉ được buộc giằng tạm bợ bằng dây chun và sợi nilon.
Và những chiếc cọc được cắm xuống đất để căng "mái nhà".
Nhìn đơn sơ nên có lẽ chỉ một trận gió to cũng có thể thổi bay "ngôi nhà" của ông Tuấn.
Trong những "căn nhà" này không còn thứ gì nguyên vẹn. Nếu chỉ đi qua và nhìn thì có lẽ nhiều người sẽ nhầm tưởng đây là một bãi rác công cộng.
Gọi là "căn nhà" nhưng thực chất ông Tuấn chỉ ở trong một túp lều lụp xụp dựng bằng que và căng nilon để che nắng che mưa và tránh phần nào gió rét.
Khu nhà của 3 hộ gia đình này nằm khuất dưới những tán cây trên bờ kè nên khá kín đáo và khuất tầm nhìn.
Những đồ vật vứt đi như bộ salon rách, chiếu rách,... đều được các gia đình tận dụng để trang trải cuộc sống mưu sinh.
Những vật dụng bếp núc cá nhân được phơi ngoài trời.
Những người sống trong 3 "ngôi nhà" này đều đi làm sớm từ trước 6h sáng, chỉ có một người làm nghề đánh giày nên "đủng đỉnh" đi làm lúc 6h30.
Cành cây khô, củi thừa, gỗ vứt đi chính là nhiên liệu để họ đốt sưởi ấm cho mình trong những ngày giá rét.
Tàn tro của một ngọn lửa sưởi ấm đêm qua.
Một đống lửa sửa ấm cho một buổi sáng sớm mùa đông.
Phía sau của khu nhà được tận dụng làm nơi phơi quần áo.
Bất cứ chỗ nào có thể căng dây thì chỗ đó có thể để treo từ quần áo cho đến các đồ linh tinh khác của gia đình
Do ở khá sơ sài nên khu vực vệ sinh của các hộ dân này cũng rất "thiên nhiên", hoàn toàn nằm ngay trên cùng bờ kè và chỉ được che bằng vải và nilon rách.