Ngoài bà Châu Thị Thu Nga, ai từng bị bắt khi đang là ĐBQH?

Thành Nam |

Trước bà Châu Thị Thu Nga còn có 2 người khác bị bắt trong thời gian còn là Đại biểu Quốc hội.

Ông Mạc Kim Tôn – nguyên là Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình, từng là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XI, bị bắt tạm giam, khám xét nơi ở và làm việc về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ vào ngày 21/7/2006.

Dưới sự "bảo hộ" của ông Mạc Kim Tôn, Trần Thị Ánh đã lừa mua của 3 công ty gần 390 máy tính để bàn, hơn 30 máy tính xách tay, 25 máy chiếu đa năng và 7 thiết bị khác, với tổng số tiền phải thanh toán hơn 4,2 tỷ đồng.

Ông Tôn đã trực tiếp nhận gần 100 triệu đồng của 11 trường được lắp máy tính và 10 món quà biếu của Ánh trị giá hơn 60 triệu đồng.

Ông Mạc Kim Tôn bị bắt khi là đại biểu Quốc hội khóa XI (năm 2006)

Sau khi bị bắt, ngày 21/10/2006 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thái Bình đã tổ chức họp phiên bất thường, đề nghị xem xét tư cách ĐBQH đối với ông Tôn.

100% thành viên đã tán thành đề nghị Quốc hội khóa XI bãi nhiệm ông Mạc Kim Tôn.

Hơn 1 tháng sau đó, ngày 29/11/2006, Quốc hội đã tiến hành bãi nhiệm tư cách ĐBQH khóa XI với ông Mạc Kim Tôn do không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Lúc đó, vị đại biểu này bị bãi nhiệm với hơn 83% ĐBQH đã đồng ý tán thành.

Ông Lê Minh Hoàng cũng từng là ĐBQH, giữ cương vị Giám đốc Công ty điện lực TP.HCM.

Ông Lê Minh Hoàng cũng từng là ĐBQH, giữ cương vị Giám đốc Công ty điện lực TP.HCM và bị bắt do có những sai phạm.

Theo kết quả điều tra, trong quá trình tổ chức đấu thầu, ký kết, thực hiện hợp đồng mua 312.000 công tơ điện tử của Công ty Linkton Singapore, Công ty Điện lực TPHCM đã vi phạm nghiêm trọng các quy chế đấu thầu do Chính phủ ban hành.

Sai phạm của ông Lê Minh Hoàng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân.

Với những sai phạm trên, ông Lê Minh Hoàng bị cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ ngày 3/10/2005.

Trước đó Ủy ban Mặt trận tổ quốc TP HCM đã 3 lần mời ông Hoàng đến vận động ông tự nguyện xin từ nhiệm tư cách ĐBQH, tuy nhiên đại biểu này đều từ chối.

Chỉ vài ngày sau khi bị bắt, ngày 7/10/2005, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TP. HCM đã tổ chức bỏ phiếu đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu của ông Hoàng với 89/90 ý kiến đồng ý bãi nhiệm.

Hơn 1 tháng sau, ngày 29/11/2005, Quốc hội khóa XI đã tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách ĐBQH ông Lê Minh Hoàng với tỷ lệ 71,86% tán thành.

Nữ đại biểu doanh nhân Châu Thị Thu Nga bị bắt vào tối 7/1/2015

Nữ đại biểu doanh nhân Châu Thị Thu Nga vừa bị bắt giam vào tối 7/1/2015.

Đang là ĐBQH khóa XIII, bà Châu Thị Thu Nga còn được biết đến là một doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, với vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group).

Bà Châu Thị Thu Nga bị bắt để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chỉ ít giờ trước đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã ký Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý đề nghị khởi tố bị can của Viện KSND tối cao đối với bà Châu Thị Thu Nga về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Ủy ban Thường vụ QH cũng tạm đình chỉ nhiệm vụ ĐBQH của bà Nga tại nghị quyết này.

Bà Châu Thị Thu Nga là ĐBQH khóa XIII và là đại biểu HĐND TP.Hà Nội.

Ngoài ra bà Nga còn là thành viên Tổ chuyên gia liên ngành - Ban Chỉ đạo T.Ư về chính sách nhà và thị trường bất động sản; Ủy viên thường vụ BCH Hiệp hội bất động sản VN; Ủy viên Tổ chức Nghị sĩ hữu nghị VN - CHLB Đức…

Trong thời gian qua, tập đoàn Housing do bà Nga đứng đầu đã sai phạm hàng loạt dự án bất động sản vì tội chiếm dụng vốn của khách hàng.

Như vậy trong vài khóa Quốc hội gần đây đã có tới 3 đại biểu Quốc hội bị bắt vì các hành vi vi phạm pháp luật.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại