Ngôi sao này được đặt tên là Comet Ison, các nhà khoa học cho biết, ánh sáng từ ngôi sao chổi Comet Ison khi nó bay qua địa cầu còn sáng hơn cả ánh trăng ngày rằm.
Hình ảnh mô phỏng sao chổi sáng nhất bay qua trái đất của các nhà khoa học.
Đây được xác định là hiện tượng thiên văn kỳ thú nhất năm 2013, hiện tượng sao chổi sáng hơn trăng rằm còn mang ý nghĩa của khoảnh khắc thế kỷ, hàng trăm năm mới xuất hiện một lần và sẽ là một món quà không thể ý nghĩa hơn với loài người trong những ngày đón chào năm mới.
Quan sát trên kính viễn vọng, ngôi sao chổi này đang di chuyển thẳng về phía chúng ta từ không gian sâu thẳm nên khó có thể nhận định chính xác kích cỡ của ngôi sao, nhưng chắc chắn nó không quá khổng lồ.
Mô phỏng vị trí sao chổi ngày 31/12/2012 với khoảng cách chỉ 45 triệu km so với hành tinh chúng ta (Đồ họa: NASA)
Theo ông Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP HCM (HAAC) cho biết: Vị trí sao chổi Comet Ison rất tiện cho quan sát ở Việt Nam. Để thấy ánh sáng rực rỡ và ghi lại hình ảnh của sao chổi Comet Ison, người xem cần chuẩn bị kính viễn vọng cỡ nhỏ hay chiếc ống nhòm, chứ không thể quan sát bằng mắt thường.
Tuy nhiên, hiện thời tiết ở nhiều nơi không thuận lợi do mây mù, ảnh hưởng của bão nên khó có hy vọng quan sát trong tuần này.
Sao chổi Comet Ison được phát hiện ngày 28/05/2012 bởi dự án khảo sát bầu trời tự động từ mặt đất LINEAR (The Linear Earth-Based Automated Sky Survey), LINEAR là tên viết tắt của Lincoln Laboratory Near-Earth Asteroid Research project (LINEAR), tức là dự án nghiên cứu các tiểu hành tinh gần trái đất của phòng thí nghiệm (quan sát) Lincoln, tại New Mexico, Mỹ.