Hiện tượng lạ: Dân đổ xô đi hái nấm linh chi quý…trong vườn

Đây là một hiện tượng lạ bởi từ xưa đến nay, nấm linh chi thường mọc trong những khu rừng già có cây gỗ quý.

Từ đầu mùa mưa đến nay, người dân xã Đồng Nơ (Hớn Quản, Bình Phước) “thu hoạch” hàng trăm ký nấm được cho là loài linh chi quý từ các khu rừng tràm, keo lai, bạch đàn.

Một số người dân dựa trên kinh nghiệm cho biết: Cây nấm có kiến và sâu mọt ăn không có độc; hình dáng nấm ở đây giống các loài hắc chi và hoàng chi là những dược liệu quý trong đông y nên đã hái về nấu nước uống. Đây là một hiện tượng lạ bởi từ xưa đến nay, nấm linh chi thường mọc trong những khu rừng già có cây gỗ quý.

Nấm linh chi tiền tỷ nặng 220 kg ở Đắk Lắk trông thế nào? Nấm linh chi tiền tỷ nặng 220 kg ở Đắk Lắk trông thế nào?

Đã có người hỏi mua tai nấm linh chi nặng 220 kg với giá 1 tỷ đồng nhưng chủ nhân vẫn chưa bằng lòng bán. Theo một số người có kinh nghiệm, tai nấm có tuổi thọ cả ngàn năm.

Một người dân ở ấp 5 (xã Đồng Nơ) bị bệnh ung thư, nhờ uống nước loại nấm này đã dần khỏe lại. Thực hư chưa rõ nhưng mọi người đã truyền tai nhau và nhà nhà rủ nhau vào rừng hái nấm về dùng hoặc bán. Tuy nhiên, hiện mới chỉ một người dân bán được 2kg nấm khô với giá 500 ngàn đồng.  

Linh chi mọc ở rừng keo lai?

Thông thường muốn tìm nấm linh chi, người dân phải vào rừng sâu, tìm kiếm ở những cây cao. Mỗi chuyến đi như vậy kéo dài hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Còn tại Hớn Quản, người dân đi hái nấm linh chi khá dễ dàng và thuận tiện. Một buổi cũng có thể hái hàng chục ký nấm linh chi các loại.

Nấm do nhân dân trên địa bàn huyện Hớn Quản lấy từ trong rừng keo lai, tràm, bạch đàn là hoàng chi (linh chi vàng). Trong đông y, nấm linh chi  là một trong những vị thuốc thông thường để trị bệnh. Còn loại nấm có màu đen, Hội Đông y tỉnh đang giám định  nên chưa có kết quả.

Thạc sĩ Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch Hội Đông y tỉnh

Bà Trương Thị Mai ở tổ 4, ấp 5, xã Đồng Nơ cho biết: Người dân ở đây đi hái nấm đã nhiều năm nay. Ban đầu, chúng tôi nghĩ là nấm dại. Nhưng sau khi một số người dân trong vùng bị bệnh hiểm nghèo bệnh viện trả về dùng nước uống nấu từ nấm này thì bệnh tình thuyên giảm nên nhà nào cũng đi tìm nấm.

Qua tìm hiểu được biết, nấm linh chi mọc ở những khu rừng keo lai thuộc phân trường 1 và phân trường 2, Công ty cổ phần sản xuất - thương mại và nông nghiệp Hải Vương (Công ty Hải Vương). Sau 5-7 năm Công ty Hải Vương khai thác một lần. Sau khi khai thác, họ đốt hết chà (cành và lá) để trồng cây mới. Theo kinh nghiệm của một số hộ dân, vào những ngày trời mưa liên tục, lượng mưa vừa phải tạo độ ẩm trong không khí cao cộng với gốc cây bị mối mọt ăn hoặc hoai mục dần là điều kiện để nấm linh chi mọc.

Ông Nguyễn Văn Cả ở tổ 1, ấp 5, xã Đồng Nơ cho biết bị mắc bệnh lao phổi đã 10 năm nay. Năm 2012, bệnh chuyển sang ung thư. Tôi đã chữa trị ở nhiều nơi nhưng bệnh không khỏi. Ai chỉ thuốc gì, ở đâu tôi đều mua về uống nhưng không có kết quả. Sau đó, tôi chuyển sang uống nước nấm linh chi hái trong rừng gần nhà. Qua 8 tháng uống loại nước này, tôi thấy trong người khỏe hơn, xuống thành phố Hồ Chí Minh khám lại thì bác sĩ nói bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Từ đó, một số người trong ấp mắc các chứng bệnh đau khớp, đau lưng... cũng dùng loại nấm này nấu nước uống hàng ngày.

Đổ xô đi hái nấm

Ở ấp 5, xã Đồng Nơ hầu như nhà nào cũng có nấm phơi trước sân. “Nấm linh chi được hái trong các khu rừng keo lai, bạch đàn... có hình dạng giống loài hắc chi (nấm màu đen) và hoàng chi (nấm màu vàng). Mỗi cây nấm có đường kính 2cm - 20cm và nặng từ vài gam đến hơn 1kg. Nấm sau khi hái về, rửa sạch đất, thái miếng bằng ngón tay và phơi khô. Một số người dùng nấm nấu nước uống hàng ngày, còn gia đình tôi phơi khô để dành khi cần mới sử dụng” - bà Mai cho biết.

Nấm linh chi đỏ cho thu nhập nhiều nông dân mong ước Nấm linh chi đỏ cho thu nhập nhiều nông dân mong ước

Anh Công Du Luỹ, ở phường 3, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là một trong những người thành công với mô hình trồng nấm linh chi đỏ với giá bán dao động từ 800.000 đồng/kg khô.

Tin nấm linh chi chữa được bệnh hiểm nghèo lan truyền khắp nơi nên mọi người đổ xô vào rừng hái nấm về chữa. Người không bệnh thì hái về bán. Bà Hồ Thị Tuyết, ấp Đồng Tâm, xã Đồng Nơ cho biết: “Vài tháng trở lại đây, mọi người vào rừng hái nấm linh chi như đi hội nên tôi cũng vào kiếm ít về bán. Do không biết đây là loại nấm linh chi gì, tác dụng ra sao nên không ai dám mua. Hiện trong nhà có vài ký nấm khô nhưng tôi chia dùng dần”.

Hiện tại 1kg nấm linh chi nuôi trồng công nghiệp bán trên thị trường có giá khoảng 500 ngàn đồng/kg. Nếu đây là hắc chi và hoàng chi sẽ tạo ra cơ hội làm giàu bằng cách nuôi nấm tự nhiên trong các vườn keo lai, tràm, bạch đàn. Nhưng cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu, phân tích điều kiện dẫn đến hiện tượng nấm linh chi mọc nhiều trong các vườn keo lai, trạm.

Trên thị trường hiện có 5 loại nấm linh chi thường dùng để trị bệnh gồm: xích chi (linh chi đỏ) vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chữa các bệnh thuộc về huyết; hoàng chi (linh chi vàng) vị ngọt, tính bình, không độc, làm mạnh hệ thống miễn dịch; hắc chi (linh chi đen) vị mặn, tính bình, không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận; bạch chi (linh chi trắng) vị cay, tính bình, không độc, chủ trị hen, ích phế khí; tử chi (linh chi tím) vị ngọt, tính ôn, không độc, chủ trị nhức khớp xương gân cốt.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại