Hai loại thằn lằn cực lạ ở Việt Nam

Y.Dương |

Thằn lằn rắn hác có màu nâu đỏ nhạt, cơ thể của chúng thuôn dài khiến nhiều người lầm tưởng là rắn độc. Một loại thằn lằn khác có phần đuôi khá lạ đó là thằn lằn liu điu chỉ.

Theo thông tin trên tờ Sinh vật rừng Việt Nam, các nhà nghiên cứu luôn cho rằng các cá thể trưởng thành của loài thằn lằn rắn hác không chân này rất xinh đẹp.

Cơ thể chúng được tạo hoá trang hoàng màu nâu đỏ nhạt với các vạch ngang màu xanh trên lưng.

Các con nhỏ phía trên có màu nâu mờ xám xịt với các chấm đen nhỏ, chúng cũng có một dải màu nâu đậm chạy từ mõm, dọc theo hông phía trên đường rãnh tới đuôi và một dải thứ hai hẹp hơn phía dưới đường rãnh.

"Bạn sẽ khóc thét khi nhìn thấy chúng trườn bò trong các đám lá mục kiểm ăn và bạn cũng không thể xác định được là thằn lằn hay rắn độc khi nhìn thấy chúng lần đầu" - tờ này viết.

Thằn lằn rắn hác đẻ từ 4 đến 7 trứng lẫn trong rác rừng vào mùa mưa, thằn lằn con mới nở dài khoảng 1,8cm.

Ở nước ta, loài thằn lằn rắn hác có mặt ở Ba Vì, Nghệ An, Lào Cai, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Sơn La.

Thằn lằn rắn hác. (Ảnh: Nguyễn Thiên Tạo/RVN)

Một loài thằn lằn khác có tên liu điu chỉ có phần đuôi dài nhất trong những loài thằn lằn.

Cơ thể chúng có thể đạt chiều dài tới 36 cm hoặc hơn nhưng phần đuôi của chúng dài tới 30 cm. Liu điu chỉ thuộc họ thằn lằn thực (Lacertidae), sống trên cây và hoạt động chủ yếu vào ban ngày.

Thân thể của thằn lằn liu điu chỉ có màu trắng dưới bụng và lưng có màu màu kem hoặc màu nâu đến xanh lá. Chúng có thể ăn liên tục, sau khi ăn xong, chúng thè lưỡi dài ra để liếm sạch quanh miệng.

Thằn lằn liu điu chỉ.

Đuôi của loài thằn lằn này rất dễ đứt, tuy nhiên, sau mỗi lần đứt thì chúng có thể mọc lại. Loài này có mặt ở Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Hòa Bình, KonTum...

Chiếc đuôi dài giúp thằn lằn lìu điu chỉ không ngã khi di chuyển.
Chiếc đuôi dài giúp thằn lằn lìu điu chỉ không ngã khi di chuyển.

(Tổng hợp)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại