Sau khi một thanh niên tên Phan Văn Tùng (Tam Hợp, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) tải một bức ảnh con vật lạ và đăng trên trang cá nhân gây xôn xao dư luận, nhiều người đã tò mò về loài vật này.
Trên báo điện tử Trí Thức Trẻ, Giáo sư - Tiến sỹ Khoa học Võ Quý sau khi xem hình ảnh con vật cho rằng, đây là một loài ếch nhái có đuôi, thường gọi là cá cóc và tương tự như loài cá cóc Tam Đảo.
"Cá cóc Tam Đảo còn gọi là tắc kè nước, sa giông bụng hoa hay cá cóc bụng hoa, là một loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo, Việt Nam.
Chúng có thể di chuyển và sống cả trên cạn lẫn dưới nước. Khi di chuyển trên cạn loài này dùng 2 chi trước của mình, hình thù của nửa thân trước cùng dáng di chuyển có phần giống với loài cóc sống trên cạn", theo thông tin trên Wikipedia.
Tác giả Phùng Mỹ Trung trên tờ Sinh vật rừng Việt Nam thông tin, loài này có cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi dẹp và da thiếu vảy.
Trên da cá cóc Tam Đảo có nhiều mụn cóc xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường mọc thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi.
Cũng theo nguồn trên, cá cóc Tam Đảo đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam. Chúng rất có giá trị về mặt khoa học.
Tờ Thể thao & Văn hóa gọi loài này là "báu vật" của Vườn Quốc gia Tam Đảo.
"Sách đỏ Việt Nam (trang 235) ghi rõ: Cá cóc có tên khoa học là Paramesotriton deloustali, thuộc họ cá cóc Salamandridae, Bộ Nhái ếch có đuôi Caudata. Cấp độ nguy cấp bậc E (sắp tuyệt chủng).
Nó được ghi nhận là một trong năm loài cá cóc Việt Nam, theo chương trình hợp tác nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam giữa Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật với Bảo tàng động vật Konic Bon (Đức)", Thể thao & Văn hóa viết.
Dưới đây là một số hình ảnh về loài cá cóc Tam Đảo:
(Tổng hợp)
Đọc tin xã hội mới nhất, xem tin Vĩnh Phúc nhanh nhất tại Soha