Cơ ngơi của nữ giám đốc 31 tuổi, cao 80 cm, nặng 21 cân

Thiên Di |

Đó là nữ giám đốc trẻ Nguyễn Thị Thu Thương (SN 1983) - một trong 10 gương mặt trẻ thủ đô năm 2014.

Điều đặc biệt của nữ giám đốc trẻ tuổi này là cô mắc chứng bệnh xương thủy tinh (xương giòn dễ gẫy) bẩm sinh. Suốt 31 năm cô chỉ nằm, lăn kiếm tiền nuôi ước mơ mở Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương Thương Thương (xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội).

Nữ giám đốc trẻ tuổi, giàu nghị lực này mắc chứng bệnh xương thủy tinh (xương giòn dễ gẫy) bẩm sinh. Suốt 31 năm cô chỉ nằm, lăn làm đồ thủ công kiếm tiền nuôi ước mơ mở Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương Thương Thương (xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội).

Đây là mái ấm tạo công ăn việc làm cho 14 thành viên đều là các em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn đến từ nhiều vùng quê trên cả nước như Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Phú Thọ…Tất cả các học viên đều được học nghề và hỗ trợ ăn ở tại Trung tâm với mức lương khoảng 2 triệu đồng/người/tháng.

Đây là mái ấm tạo công ăn việc làm cho 14 thành viên đều là các em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn đến từ nhiều vùng quê trên cả nước như Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Phú Thọ…Tất cả các học viên đều được học nghề và hỗ trợ ăn ở tại Trung tâm với mức lương khoảng 2 triệu đồng/người/tháng.

Sản phẩm của công ty là những món quà tặng lưu niệm trang trí thủ công làm bằng giấy, những bức tranh phong cảnh đất nước con người Việt Nam, hộp đựng trang sức, hộp đựng danh thiếp..
Sản phẩm của công ty là những món quà tặng lưu niệm trang trí thủ công làm bằng giấy, những bức tranh phong cảnh đất nước con người Việt Nam, hộp đựng trang sức, hộp đựng danh thiếp..
Sản phẩm tranh bằng giấy này một người khuyết tật làm khoảng 3-4 ngày.

Sản phẩm tranh bằng giấy này có giá khoảng 400 nghìn đồng mà học viên ở đây mất 4 ngày để hoàn thành.

Từ khi biết tự mình kiếm tiền, Thu Thương ấp ủ mở một ra một trung tâm giúp đỡ những người khuyết tật như mình có công ăn việc làm ổn định, tự nuôi sống bản thân. Gom góp vốn trong vòng 10 năm bằng chính đồng tiền dành dụm, chắt chiu từ những sản phẩm “handmade” làm được, “làm đồng nào không dám tiêu” để thực hiện ước mơ của mình.
Từ khi biết tự mình kiếm tiền, Thu Thương ấp ủ mở một ra một trung tâm giúp đỡ những người khuyết tật như mình có công ăn việc làm ổn định, tự nuôi sống bản thân. Gom góp vốn trong vòng 10 năm bằng chính đồng tiền dành dụm, chắt chiu từ những sản phẩm “handmade” làm được, “làm đồng nào không dám tiêu” để thực hiện ước mơ của mình.
Thương kể lại: “Năm 1995 số tiền kiếm được đầu tiên của mình là 27 nghìn đồng từ việc đan lưới, sau đó mình có học đan len, ghép cúc áo làm điện thoại, giỏ. Hơn nữa, ai cho mình tiền lì xì, các cá nhân tổ chức hỗ trợ mình đều tiết kiệm chẳng dám tiêu. Mình bắt đầu có ý tưởng kinh doanh khi bố mình về hưu, mẹ vất vả làm may trong khi đó mình chỉ nằm chơi không giúp gì được”.

Thương kể lại: “Năm 1995 số tiền kiếm được đầu tiên của mình là 27 nghìn đồng từ việc đan lưới, sau đó mình có học đan len, ghép cúc áo làm điện thoại, giỏ. Rồi ai cho mình tiền lì xì, các cá nhân tổ chức hỗ trợ mình đều tiết kiệm chẳng dám tiêu. Mình bắt đầu có ý tưởng kinh doanh khi bố mình về hưu, mẹ vất vả làm may trong khi đó mình chỉ nằm chơi không giúp gì được và mình không muốn trở thành gánh nặng cho gia đình".

Vượt qua số phận, không chịu “nằm một chỗ”, chị đứng lên bằng “đôi chân” của ý chí, nghị lực và đam mê của mình. Năm 2008, chị thành lập Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất hàng thủ công Thương Thương Handmade. Đến tháng 3/2014, chị thành lập Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương tại huyện Phú Xuyên.

Vượt qua số phận, không chịu “nằm một chỗ”, chị đứng lên bằng “đôi chân” của ý chí, nghị lực và đam mê của mình. Năm 2008, chị thành lập Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất hàng thủ công Thương Thương Handmade. Đến tháng 3/2014, chị thành lập Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm Thương Thương tại huyện Phú Xuyên.

“Giám đốc”, “chị Thương”, “cô giáo Thương” (biệt danh học viên ở đây đặt cho chị) vẫn miệt mài làm việc từ 7h giờ sáng cho đến 1-2 giờ đêm không mệt mỏi. Thương hướng dẫn các bạn học viên làm mẫu mới, kiểm tra hàng trước khi giao, liên hệ với khách hàng, đặt khung, giấy, mẫu...viết bài quảng cáo, đăng tin cho sản phẩm...
“Giám đốc”, “chị Thương”, “cô giáo Thương” (biệt danh học viên ở đây đặt cho chị) vẫn miệt mài làm việc từ 7h giờ sáng cho đến 1-2 giờ đêm không mệt mỏi. Thương hướng dẫn các bạn học viên làm mẫu mới, kiểm tra hàng trước khi giao, liên hệ với khách hàng, đặt khung, giấy, mẫu...viết bài quảng cáo, đăng tin cho sản phẩm...
“Công việc là niềm vui của mình, là mục đích sống, nếu không có nó hàng ngày mình sẽ chán đến chết mất. Mình sẽ làm trung tâm này đến bao giờ chết, chỉ lo rằng không ai gánh vác trung tâm giúp mình”, nữ giám đốc 21 kg này chia sẻ.
“Công việc là niềm vui của mình, là mục đích sống, nếu không có nó hàng ngày mình sẽ chán đến chết mất. Mình sẽ làm trung tâm này đến bao giờ chết, chỉ lo rằng không ai gánh vác trung tâm giúp mình”, nữ giám đốc 21 kg này chia sẻ.
Không ước mơ cho bản thân, “giám đốc Thương” nói, nếu có điều ước mình chỉ ước cho bố mẹ có sức khỏe, các bạn khuyết tật ở trung tâm làm được nhiều sản phẩm tốt, bán được nhiều. Khi được hỏi về ước mơ có một gia đình, chị cười lạc quan nói: “Mình không ước đôi chân đi lại được hay một gia đình vì ước mơ phải thực tế em ạ. Nếu có người thực sự thương yêu mình thì chị chỉ mong anh ấy gánh vác công việc, trung tâm cùng chị”.

Mặc dù bận rộn nhưng Thu Thương luôn quan tâm, hỏi han và coi những học viên như chính em trai, em gái trong nhà. Hàng ngày, chị cũng tự mày mò làm các sản phẩm mới sau đó hướng dẫn các em. Có nhiều bức tranh chị cần mẫn làm trong 1 ngày, 2 ngày mới hoàn thành.

Những học viên đặc biệt của trung tâm Thương Thương.

Những học viên đặc biệt của trung tâm Thương Thương đùa rằng: "Chẳng có giám đốc nào vui tính, tốt bụng như chị Thương".

Công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên nhẫn.

Công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn, kiên nhẫn hàng giờ đồng hồ thậm chí vài ngày. 

Bức tranh phong cảnh bằng giấy cỡ 90x60 làm hết 6 ngày với 3 người làm cả ngày cả đêm.
Bức tranh phong cảnh bằng giấy cỡ 90x60 làm hết 6 ngày với 3 người làm cả ngày cả đêm.
Không ước mơ cho bản thân, “giám đốc Thương” nói, nếu có điều ước mình chỉ ước cho bố mẹ có sức khỏe, các bạn khuyết tật ở trung tâm làm được nhiều sản phẩm tốt, bán được nhiều. Khi được hỏi về ước mơ có một gia đình, chị cười lạc quan nói: “Mình không ước đôi chân đi lại được hay một gia đình vì ước mơ phải thực tế em ạ. Nếu có người thực sự thương yêu mình thì chị chỉ mong anh ấy gánh vác công việc, trung tâm cùng chị”.

Không ước mơ cho bản thân, “giám đốc Thương” nói, nếu có điều ước mình chỉ ước cho bố mẹ có sức khỏe, các bạn khuyết tật ở trung tâm làm được nhiều sản phẩm tốt, bán được nhiều. Khi được hỏi về ước mơ có một gia đình, chị cười lạc quan nói: “Chị không ước đôi chân đi lại được hay một gia đình vì ước mơ phải thực tế em ạ. Nếu có người thực sự thương yêu mình thì chị chỉ mong anh ấy gánh vác công việc, trung tâm cùng chị”.

Với nghị lực vươn lên số phận, Thu Thương được Tập đoàn Microsoft trao tặng bằng khen “Anh hùng thầm lặng” năm 2007; Bằng khen của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội vì đã có thành tích trong việc tuyên truyền, dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật năm 2013 và được Trung ương Đoàn trao bằng khen “Gương thanh niên Thủ đô làm kinh tế giỏi” năm 2014.
Với nghị lực vươn lên số phận, Thu Thương được Tập đoàn Microsoft trao tặng bằng khen “Anh hùng thầm lặng” năm 2007; Bằng khen của Ủy ban Hội LHTN Việt Nam thành phố Hà Nội vì đã có thành tích trong việc tuyên truyền, dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật năm 2013 và được Trung ương Đoàn trao bằng khen “Gương thanh niên Thủ đô làm kinh tế giỏi” năm 2014.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại