Chuyện những đứa trẻ sinh ra ở trại giam

H.Mai (Tổng hợp) |

Trại giam vốn không dành cho những bà mẹ mang thai, càng không phải là chỗ cho những đứa trẻ sinh ra và lớn lên.

Sinh ra ở nơi không mong muốn

Một đứa trẻ bình thường chào đời là niềm vui đối với gia đình, xã hội. Nhưng đối với những đứa trẻ sinh ra ở một nơi đặc biệt như trại giam, để có một tấm giấy thông hành vào đời là cả một sự thử thách… Trại giam vốn không dành cho những bà mẹ mang thai, càng không phải là chỗ cho những đứa trẻ sinh ra và lớn lên. Thế nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt, nữ phạm nhân buộc phải sinh con trong trại hoặc đưa bé vào ở cùng vì đứa trẻ không có ai nuôi dưỡng.

Mất mạng vì ôm rắn độc vào lòng rồi cho ăn Mất mạng vì ôm rắn độc vào lòng rồi cho ăn

Một người đàn ông bị rắn độc cắn chết vì khi thấy rắn cuộn tròn ở đống lúa, ông cứ nghĩ đó là con trai đã mất của mình trở về...

Viết về cuộc sống của những đứa trẻ đặc biệt này, báo điện tử Vietnamnet có đoạn: “Phân trại số 2 rất khác so với 6 phân trại còn lại của trại giam Phú Sơn 4 (đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên).

Ngay lối vào cổng khoảng 100m, giữa những tán lá xum xuê là một nhà trẻ thoáng mát với khoảng 20 cháu. Tất cả đều là con của phạm nhân nữ, đứa lớn nhất gần 3 tuổi, đứa nhỏ nhất 7 tháng tuổi. Phân trại số 2 là nơi giam giữ và cải tạo hơn 1.000 phạm nhân nữ.”

Tại trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) có hàng chục em bé đã chào đời nơi đây. Mẹ những đứa trẻ này đang phải thụ án liên quan đến các tội buôn bán trái phép chất ma túy, mua bán phụ nữ... (Nguồn: Zing)

Tại trại giam Phú Sơn 4 (Thái Nguyên) có hàng chục em bé đã chào đời nơi đây. Mẹ những đứa trẻ này đang phải thụ án liên quan đến các tội buôn bán trái phép chất ma túy, mua bán phụ nữ... (Nguồn: Zing)

Tuy được sinh ra ở một nơi đặc biệt, song các cháu nhỏ này vẫn nhận được sự quan tâm đầy đủ, tạo điều kiện để có được cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác: “Công việc chăm sóc các cháu được giao cho 2 phạm nhân nữ lớn tuổi. Từng là giáo viên mầm non ở Cao Bằng, phạm nhân Hoàng Thị Hoa, người được giao trách nhiệm chăm sóc các cháu cho biết, lúc giao mùa hay khi mọc răng, các cháu thường bị sốt và đi ngoài.

Nếu bệnh nhẹ thì các cháu có thuốc của bệnh xá, nặng hơn sẽ được đưa lên bệnh viện của TP.Thái Nguyên. Phạm nhân Hoa cũng cho biết thêm: “Về tiêu chuẩn, mỗi cháu được 450.000/tháng, đổi ra sữa hoặc cháo, cộng thêm những thứ gia đình gửi lên, cũng tạm đủ để sống. Vào ngày lễ, Tết, các cháu được lãnh đạo trại hoặc các đoàn đến thăm, tặng rất nhiều quà.

Tôi chỉ thương các cháu thiếu thốn tình cảm. Có cháu khóc nhè, tôi dỗ dành: “Ngoan rồi bà cho ra thành phố mua đồ chơi”. Dù rất nhỏ nhưng đã có cháu nói rằng: cháu chỉ muốn được gặp bố thôi”…”. Thông tin từ Vietnamnet.

Liên quan tới những đứa trẻ đặc biệt như thế tại trại giam trên địa bàn tỉnh Nghệ An, báo giới trong nước nhận định: Với chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước, bị can và các phạm nhân đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tuổi được hoãn thi hành án, trừ những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Những người chuẩn bị vượt cạn phải vào đây đều phạm trọng tội và việc sinh con trong tù là việc bất khả kháng.

Cuộc sống trong trại giam của Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng Cuộc sống trong trại giam của Dương Chí Dũng, Dương Tự Trọng

Ông Dương Chí Dũng và Dương Tư Trọng đã trải qua nhiều trại gian từ khi bị bắt. Cuộc sống trong tại giam họ ra sao?

Ấn tượng sâu sắc về những mảnh đời…

Infonet dẫn những trường hợp các cháu bé theo chân mẹ ở trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An: “… cán bộ quản giáo kể cho chúng tôi nghe rằng vẫn còn ấn tượng nhiều về trường hợp của cháu Vi Văn Kỳ, 2 tuổi. Kỳ là con của nữ phạm nhân Vi Thị Liễu, quê quán xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An), án 13 năm vì can tội buôn bán trái phép chất ma túy. Điều đáng ngạc nhiên là ngay từ hồi còn ở trại tạm giam, Liễu vừa mang thai vừa nhiễm HIV, chuyển về trại 6 được nửa ngày thì chuyển dạ, sinh ra Kỳ, qua nhiều lần xét nghiệm, các kết quả với cháu bé này đều hết sức thần kỳ là cháu luôn âm tính với virus HIV. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, Vi Văn Kỳ không hề bị lây nhiễm HIV từ mẹ.

Mỗi khi gặp người lạ những đứa trẻ ở đây rất thích thú. Chúng chạy nhảy rồi ngả ngốn ra chiếu đùa với khách. (Nguồn: Zing)

Mỗi khi gặp người lạ những đứa trẻ ở đây rất thích thú. Chúng chạy nhảy rồi ngả ngốn ra chiếu đùa với khách. (Nguồn: Zing)

Cháu bé nhỏ tuổi nhất là Hà Văn Phong, chào đời ngày 14-8-2012 tại trại tạm giam công an Nghệ An, sau đó theo chân mẹ đi chấp hành án tại đây. Mẹ cháu bé là Hà Thị Sâm, 36 tuổi, quê ở xã Quế Sơn, huyện Quế Phong (Nghệ An), phạm tội mua bán trái phép chất ma túy, bị bắt quả tang khi đang trên đường đưa ma túy từ Quế Phong về Tân Kỳ để tuồn vào Trại giam số 3 bán lại cho các con nghiện. Sau khi bị bắt tạm giam thì cán bộ phát hiện cô ta đã mang thai 5 tháng.

Tuy nhiên vì từng phạm tội mà chưa đươc xóa án tích nên Sâm phải chấp nhận cảnh sinh và nuôi con trong khám lạnh. Có lẽ đáng thương nhất là trường hợp của cháu Đậu Ngọc Huy. Huy sinh năm 2009, là kết quả của cuộc hôn nhân không giá thú giữa cô gái 17 tuổi Nguyễn Thị Mai Phương (Hà Nội) và Đậu Ngọc Hùng, một tay chơi đất thành Nam dạt về thủ đô. Thời đó, dù đang đi học nhưng Phương tỏ ra ăn chơi, đêm đêm vào vũ trường, sàn nhảy mua vui. Một trong những lần đó Phương gặp Hùng và hai đứa lập tức quấn lấy nhau.

Vì gia đình phản đối nên sau đó Phương bỏ học, dạt nhà sống lang thang với người tình. Trong chuỗi ngày vô định ấy, cuộc sống bầy đàn rồi Phương dính vào ma túy. Tệ hơn nữa là lúc biết người tình mình dính bầu thì cái thai đã hơn 6 tháng, nhưng vì hết tiền, Hùng đào tạo cho vợ hờ đi bán lẻ ma túy. Một lần, vừa nhận “hàng” về, đang giao cho điểm phân lẻ ma túy thì bị bắt quả tang. Phương sau đó sinh ra Huy ở trại giam Hỏa Lò và lúc này bản án 9 năm cũng được tuyên để trừng trị cô. Sinh ra ở Hỏa Lò, rồi Huy theo mẹ vào trại giam Thanh Phong (Thanh Hóa) thụ án và hiện tại đang ở trại giam số 6 (Thanh Chương, Nghệ An).

Ký ức tuổi thơ của Huy từ khi sinh ra chỉ là những tiếng kẻng báo giờ đều đặn không lệch giờ, đều đặn như thế, là màu sọc trắng dọc của những bộ quần áo phạm nhân. Mỗi đứa trẻ là một hoàn cảnh nhưng chúng có một điểm chung là chịu nhiều thiệt thòi và phải cùng mẹ ăn Tết trong trại giam. Phó giám thị Nguyễn Đình Trung thuộc Trại giam số 6 cho biết những đứa trẻ tại đây được cán bộ trại rất quan tâm tạo điều kiện để vui chơi phát triển.”

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại