Chuyện lạ về "đại gia" Tuyên Quang mở quán cơm đãi mọi người

Kiều Linh |

Từng là một doanh nhân nổi tiếng, ông Trần Văn Thái (xã Tân Tiến, Yên Sơn, Tuyên Quang) chuyển sang trồng rau, nuôi lợn và mở quán cơm chay chiêu đãi mọi người ở Hà Nội.

Quán cơm có một không hai

6 giờ sáng, quán cơm chay Đại Ngàn mở cửa. Gần 20 nhân viên bắt đầu chuẩn bị cho một ngày làm việc thứ ba kể từ khi quán khai trương (ngày 6/3/2015).

Người nhặt rau, người khiêng bàn ghế, người rửa bát, người nấu ăn… Tiếng nói cười, tiếng bước chân ra vào nhộn nhịp, không khí tươi vui, phấn khởi tràn ngập góc quán nhỏ nằm trên đầu phố Ngụy Như Kon Tum (Q.Thanh Xuân, HN).

11 giờ trưa, cơm và đồ ăn đã được nấu chín. Những khách hàng đầu tiên bước chân vào quán, ngồi chật kín một gian hàng, chờ “chủ nhà” mang cơm ra “chiêu đãi”.

Một vài khách lạ còn lúng túng tìm chỗ liền được ba nhân viên đón tiếp chu đáo, tận tình và khéo léo.

Khách đến quán trò chuyện vui vẻ.

Khách đến quán ăn uống, trò chuyện vui vẻ.

“Từ hôm mở cửa đến nay, mỗi ngày cửa hàng chúng tôi trung bình đón 200-300 lượt khách. Những người dân đến đây ăn chủ yếu là do bạn bè giới thiệu.

Khi đã đến đây, mọi người tự do lựa chọn đồ ăn. Ai ăn hết mà vẫn cảm thấy đói có thể lấy thêm đồ ăn. Hoặc có thể mời bạn bè mình đến tổ chức bữa tiệc chay ăn cho vui”, ông Thái, chủ cửa hàng niềm nở.

12 giờ trưa 9/3, có mặt ở quán cơm chay của ông Trần Văn Thái, chúng tôi ghi nhận một quán cơm đầy ắp nụ cười.

Ăn cơm chay thì không nên để lại vì rất phí phạm. Vì thế, thấy sức mình ăn bao nhiêu thì bảo chủ nhà lấy cho bấy nhiêu. Ăn xong đứng dậy ra về để còn chỗ cho người khác vào”, chị Mai, nhân viên văn phòng đến ăn cơm chay nói.

Cứ như thế, hết lượt khách này ra lại đến lượt khách khác vào. Từ người già đến trẻ, từ nhân viên công chức đến người lao động nghèo, lần lượt kéo đến và lựa chọn cho mình một chỗ ngồi để thưởng thức món cơm chay miễn phí.

Tại đây, các món ăn phục vụ khách hết sức ngon mắt và đa dạng.

Bà Trần Thu Oanh, nhân viên cửa hàng cho biết: “Cơm chay được chế biến từ 50 loại rau củ quả như: đậu phụ rán, luộc, các loại rau củ quả xào, luộc, cơm, hoa quả tráng miệng…

Khách có thể gọi theo đĩa, theo suất và đặc biệt nếu ăn hết mà thấy chưa no, thấy ngon lại có thể gọi đồ ăn để ăn tiếp”.

Trồng rau, nuôi lợn, nấu cơm miễn phí "trả nợ đời"

Chia sẻ về ý tưởng của mình, ông Thái kể, năm 2005, ông Thái lúc bấy giờ đang là Giám đốc một công ty chuyên về sản xuất đồ gỗ có tiếng ở thành phố Tuyên Quang. Tiếng tăm của ông cũng khá nổi trong giới kinh doanh.

Song chỉ vì một phút chểnh mảng trong chuyện làm ăn dẫn đến công ty bị thua lỗ, phá sản, vướng vào nợ nần.

Trong khó khăn cùng cực, nợ nần chồng chất, tinh thần khủng hoảng trầm trọng, ông Thái được người thân, gia đình khuyên lên chùa để trấn tĩnh một thời gian.

Ông Trần Văn Thái.

Suốt thời gian ở chùa, tôi được sư thầy dạy bảo nhiều điều trong cuộc sống. Rằng tại sao chúng ta không giúp nhau khi còn khỏe mạnh? Thực tế cho thấy, nhiều người đổ bệnh, nằm ở viện rồi mọi người mới cùng nhau giúp đỡ, lúc đó đã muộn rồi.

Hiện nay, vợ và con đã giúp tôi trả hết nợ nần, tôi không còn lo nghĩ nhiều. Thế nên từ lời dạy của thầy, tôi muốn mình làm một điều gì đó để giúp đỡ mọi người, để thấy lòng mình được nhẹ nhàng và thanh thản hơn.

Tất cả những việc tôi làm đều xuất phát từ mong muốn duy nhất là mình cảm thấy hạnh phúc", ông Thái tâm sự.

Cũng từ suy nghĩ đó, ông Thái quyết tâm để lại vợ ở nhà trên Tuyên Quang, ông lặn lội về Ba Vì, Hà Nội trồng rau sạch và nuôi lợn.

Nhân viên của quán.

Ông Thái chia sẻ: “Trên trang trại 60 hecta ở Ba Vì, tôi đang trồng rau và nuôi 1000 con lợn rừng. Mỗi năm, cho doanh thu từ 30-40 tỷ đồng.

Tiền lãi từ nuôi lợn tôi đem đầu tư vào trồng rau sạch đem về Hà Nội bán và mở quán cơm chay miễn phí cho mọi người ăn.

nhiều người tốt, biết tôi làm quán cơm phục vụ bà con không lấy tiền nên cũng đến đây tình nguyện làm miễn phí không lấy công.

Nếu tôi làm vì tiền thì giá rau sạch tôi bán tại cửa hàng phải hàng 100 nghìn đồng/kg chứ không có giá rẻ như giá rau ở chợ thế này.

Bởi vì trồng rau sạch rất công phu và ngày thu hoạch lâu gấp đôi rau bình thường".

Ông Thái cho hay, tiền để làm cơm miễn phí là tiền mà ông lấy từ nguồn tiền lãi do nuôi lợn rừng mà có, theo đó, ông lấy chỗ nọ bù cho chỗ kia thì mới duy trì được.

Hãy chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh thương tâm bằng cách gửi tiền ủng hộ đến Quỹ Tấm lòng Thiện, Báo điện tử Trí Thức Trẻ.

Tài khoản: 1912.832.546.5015

Báo Điện tử Trí Thức Trẻ - Techcombank Lĩnh Nam - Hà Nội

Địa chỉ: Tầng 21 Toà nhà Center Building, Hapulico. Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Tòa soạn sẽ là nhịp cầu nối Tấm lòng thiện của độc giả tới những hoàn cảnh khó khăn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại