Các chú Lợn đụng thường được nuôi riêng với những chế độ ăn đặc biệt.
Đem cân lợn trước khi mổ để tính tỉ lệ thịt khi chia nhau.
Hôm mổ lợn, những người tham gia "ăn đụng" đến nhà chủ lợn. Người thì chuẩn bị dao thớt, cân; người đun nước sôi; người thì vào chuồng trói lợn, bỏ lên miếng ván khiêng ra thềm giếng chọc tiết.
Trước khi chọc tiết, phần cổ và phần đầu của lợn được dùng nước rửa thật sạch để còn hứng tiết.
Một người "bạo tay" nhất được cử ra để chọc tiết, trong khi những người khác thì giữ thật chặt cho lợn không vùng vẫy. Người chọc tiết lợn cũng phải là người có kinh nghiệm trong việc tìm mạch máu.
Tiết đầu được gọi là "tiết son" dùng để đánh tiết canh. Phần tiết đen còn lại dùng để làm dồi.
Sau khi chọc tiết xong, lợn được đưa ra sân giếng để chuẩn bị làm lông.
Một nồi ước sôi lớn đã nấu từ trước, giờ đem ra tưới đều lên mình lợn. Nước đun để làm lông phải là nước sôi già.
Mọi người chung tay vào cạo lông. Dao cạo lông lợn phải là dao thật sắc ngọt.
Lợn bắt đầu được mổ ra.
Trước đó, lá chuối đã được chặt từ ngoài vườn và rải đều ra sân để làm nơi "pha" thịt.
Lợn mổ xong được ngả ra đám lá chuối đã rải trước để xả thịt.
Mổ lợn trong ngày tết có niềm vui đặc biệt, thu hút được sự chú ý của nhiều người trong nhà, đặc biệt là người già và trẻ em.
Thịt lợn được chia thành các phần tùy theo tỉ lệ của từng người khi chung đụng.
Sau đó được cân lên để tính giá tiền phải trả cho chủ.
Trong khi đó thì những người còn lại làm món lòng.
Bộ lòng của lợn ăn chung ngày Tết không bán mà được làm để mọi người chung thịt ăn và uống rượu cùng nhau.
Sau khi thịt đã chia xong, ai nhận phần thịt của người đó để đem về ăn tết.
Tiền bạc trả cho chủ lợn cũng không phải vội theo kiểu "tiền trao cháo múc" như mua ngoài chợ. Bởi vì những người "ăn đụng" đều là anh em, bà con xóm giềng, có thì trả, chưa có thì cứ để thong thả ra Giêng. Cũng có khi trả bằng tiền, cũng có khi đổi bằng gà, vịt, thóc, gạo tùy thỏa thuận. Cái chính là tình cảm xóm giềng, họ mạc, là sự hỗ trợ nhau cùng vui vẻ đón Tết.