Chờ gói hỗ trợ của Chính phủ để giải cứu 18 thuyền viên mắc kẹt

“Đây là hệ quả để lại. Chúng tôi đến sau tiếp quản và cũng đang bế tắc. Nếu muốn thuyền viên về ngay thì phải đợi gói hỗ trợ khác của Chính phủ”, ông Thoa khẳng định.

Liên quan đến việc người thân của 18 thuyền viên kêu cứu, yêu cầu phía công ty TNHH MTV Viễn Dương Vinashin đưa thủy thủ mắc kẹt về nước, ông Nguyễn Văn Thoa, Giám đốc trung tâm thuyền viên cho biết, phía công ty đã cố gắng xin Chính phủ, bán lỗ thuyền để trả lương cho thuyền viên trước, còn các khoản khác thì trả sau. Mỗi lần sang Trung Quốc hơn 2.000 USD/người, chưa tính các khoản chi phí khác.

Chờ gói hỗ trợ của Chính phủ để giải cứu 18 thuyền viên mắc kẹt
Đại diện phía Vinashin cho biết muốn thủy thủ về ngay cần có gói hỗ trợ của Chính phủ.

Hiện tại, biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình nhưng công ty không có tiền để trả. Lương là hỗ trợ của Chính phủ. “Đây là hệ quả để lại. Chúng tôi đến sau tiếp quản lại và cũng đang bế tắc. Nếu muốn thuyền viên về ngay thì phải đợi gói hỗ trợ khác của Chính phủ”, ông Thoa khẳng định.

Ông Bùi Trường Mạnh, Phó chủ tịch công đoàn công ty Viễn Dương Vinashin cho biết: “Bản thân chúng tôi cũng bị công ty nợ lương chứ không riêng gì thuyền viên. Từ tháng 11 mới có lương trở lại nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ.

Chính phủ quyết định bán được tàu nào là trả lương cho thuyền viên của tàu đó. Hiện mới bán được một tàu, các tàu khác phải đợi tiếp".

Chờ gói hỗ trợ của Chính phủ để giải cứu 18 thuyền viên mắc kẹt
Người nhà nóng lòng khi các thuyền viên mắc kẹt đang phải đối mặt với điều kiện sinh hoạt kham khổ.

Trước câu trả lời trên, phía người nhà thuyền viên vẫn bày tỏ bức xúc. Bố của thuyền viên Lê Thanh Hải (ở Thanh Hóa) nói: “Con tôi quá thời điểm hợp đồng hơn 1 năm, lương bổng thì 6-7 tháng không có. Làm thì phải có công, đề nghị công ty thanh toán sòng phẳng số tiền lương theo hợp đồng. Các anh cũng đi tàu, đi biển cũng biết, hai bàn tay trắng về lấy tiền đâu nuôi vợ con, gia đình.

Vậy bao giờ mới bán được tàu để con tôi về nước? Yêu cầu cho thuyền viên về thăm gia đình vì bộ đội, công chức nhà nước đi công tác cũng còn được về thăm nhà”.

Phía người nhà của thuyền viên Chu Trọng Cường, chị Chu Thị Kiên cho rằng: “Bán được hay không bán được tàu, công ty vẫn phải đưa thuyền viên về bằng cách đưa người sang thay, hoặc cách nào đó. Nhiều gia đình có thuyền viên đi đều rất khó khăn, rất khổ. Mẹ tôi đã 70 tuổi chờ con về hàng ngày. Gia đình tôi yêu cầu dứt khoát đưa người về, việc bán tàu là việc của công ty”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại