Cánh "mày râu" đi chợ chơi chim

Lê Hữu Thọ |

Ngày chủ nhật ở Bắc Hà (Lào Cai), đi chợ phiên dễ rối mắt vì sắc thổ cẩm trên xống váy của chị em Mông xuống chợ. Có một góc rất đặc biệt giữa cơ man người ấy, cũng rộn ràng nhưng không náo nhiệt theo kiểu ồn ào, lộn xộn. Âm thanh ở đây có âm điệu, tiết tấu và râm ran từng đợt, ngược hẳn với các khu khác. Đó là chợ chim Bắc Hà, chợ họa mi lớn nhất miền Bắc.

Họa mi vốn được mệnh danh là “nghệ sĩ rừng xanh”, vốn sinh trưởng ở nơi có khí lạnh. Vì thế họa mi vùng cao Bắc Hà, Mường Khương thường được giới chơi chim săn lùng.

Họa mi không khó nuôi, nhưng để luyện được chú họa mi chọi hoặc hót hay thì không phải người đàn ông nào cũng đủ kiên trì.

Tới chợ chim ngày phiên, khó có thể bắt gặp một bóng dáng người đàn bà nào.

Có lẽ người phụ nữ Mông quá mất thời gian cho công việc trên nương, con cái và bếp núc... nên “việc khó” như chăm chim dành hết cho đàn ông?

Canh may rau di cho choi chim
Người bán chim thường để họa mi bẫy được trong từng  hộc, các hộc xếp cạnh nhau như giá sách.
Canh may rau di cho choi chim
Không kể già trẻ, lớn bé, chợ chim Bắc Hà phiên nào cũng đông nghẹt, nhưng chỉ có đàn ông.
Canh may rau di cho choi chim
Canh may rau di cho choi chim
Người phụ nữ Mông ngồi ngủ gật  chờ chồng đi xem chim. Cô là người phụ nữ hiếm hoi xuất hiện ở khu đất này.
Canh may rau di cho choi chim
Một người  đàn ông mang đôi gà chọi xuống chợ nhưng chẳng mấy ai hỏi mua.
Canh may rau di cho choi chim
Một tay chơi chim họa mi lão luyện  “xùy”  tiếng chim mái để họa mi trống cất giọng hót đối theo.
Canh may rau di cho choi chim
Ưng ý khi chọn được con họa mi đẹp.
Canh may rau di cho choi chim
Chợ chim Bắc Hà từng có nhiều loại chim khác nhau, nhưng gần đây chỉ chuyên họa mi.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại