Cận cảnh vườn thị cổ được trả 12 tỷ đồng nhưng gia chủ không bán

Ngọc Tú |

Do quá mê vườn thị cổ của gia đình ông Thưởng, một đại gia từ miền Nam đã trả giá 12 tỷ đồng, nhưng ông Thưởng nhất quyết không bán.

Ông Lê Minh Thưởng (76 tuổi), hậu duệ đời thứ 18, trưởng dòng họ Lê ở xóm 2, xã Nghi Thịnh (Nghi Lộc, Nghệ An) - là chủ nhân của 5 cây thị cổ nói trên.

Ông Lê Minh Thưởng (76 tuổi), hậu duệ đời thứ 18, trưởng dòng họ Lê ở xóm 2, xã Nghi Thịnh (Nghi Lộc, Nghệ An) là chủ nhân của 5 cây thị cổ có tuổi thọ gần 700 năm.

Ông Thưởng cho hay, chiếu theo gia phả dòng họ Lê của gia đình mình, vườn thì này đã có từ cách đây hơn 600 năm về trước, khoảng từ thế kỷ XIV - XV.

Ông Thưởng cho hay, chiếu theo gia phả dòng họ Lê của gia đình mình, vườn thị này đã có từ cách đây hơn 600 năm về trước, khoảng từ thế kỷ XIV - XV.

Khoảng năm 1418, trong 1 lần đô đốc Lê Văn Hoan dẫn quân đi đánh giặc, khi dừng chân ở vùng đất này, ông đã phát hiện ra vườn có 6 cây thị to lớn, mọc lên theo hình chòm sao Bắc đẩu.

Khoảng năm 1418, trong một lần đô đốc Lê Văn Hoan dẫn quân đi đánh giặc, khi dừng chân ở vùng đất này, ông đã phát hiện ra vườn có 6 cây thị to lớn, mọc lên theo hình chòm sao Bắc Đẩu.

Thấy vùng đất tốt, đô đốc Lê Văn Hoan liền cho quân dừng chân nghỉ ngơi rồi buộc voi chiến vào những cây thị này. Sau lần đó, đoàn quân của đô đốc thắng lớn, Lê Văn Hoan được phong chức Đại nguyên soái Lê Quý Công.

Thấy vùng đất tốt, đô đốc Lê Văn Hoan liền cho quân dừng chân nghỉ ngơi rồi buộc voi chiến vào những cây thị này. Sau lần đó, đoàn quân của đô đốc thắng lớn, Lê Văn Hoan được phong chức Đại nguyên soái Lê Quý Công.

Sau khi thắng trận, Lê Văn Hoan trở lại đưa con cháu vào vùng đất này để khai hoang, sinh cơ lập nghiệp và lập miếu thờ bên những cây thị. Kể từ đây, con cháu họ Lê phát triển và trở thành một trong những dòng họ lớn trong vùng.

Sau khi thắng trận, Lê Văn Hoan trở lại, đưa con cháu vào vùng đất này để khai hoang, sinh cơ lập nghiệp và lập miếu thờ bên những cây thị. Kể từ đây, con cháu họ Lê trở thành một trong những dòng họ lớn trong vùng.

Ông Thưởng cho hay, 6 cây thị trên mọc lên như hình chòm sao Bắc đẩu, có 3 cây thẳng hàng nhau. Trải qua thời gian, 1 cây thị bị chết từ xa xưa. Đến nay trong vườn chỉ còn 5 cây thị vẫn tươi tốt.

Ông Thưởng cho hay, 6 cây thị trên mọc lên như hình chòm sao Bắc Đẩu, có 3 cây thẳng hàng nhau. Trải qua thời gian, 1 cây thị bị chết. Đến nay, trong vườn chỉ còn 5 cây thị vẫn tươi tốt.

Những năm nạn đói 1945 hoành hành khắp nơi, nhờ có 5 cây thị cho quả ăn nên cả vùng này không có ai chết đói.

Năm 1945, nạn đói hoành hành khắp nơi, nhờ có 5 cây thị cho quả ăn, nên cả vùng này không có ai chết đói.

Cũng trong thời gian này, nơi đây hứng chịu nhiều bom đạn của giặc ngoại xâm. Thời đó, một đơn vị phòng không của quân khu 4 đã đóng trong vườn nhà ông Thưởng.

Cũng trong thời gian này, nơi đây hứng chịu nhiều bom đạn của giặc ngoại xâm. Thời đó, một đơn vị phòng không của quân khu 4 đã đóng trong vườn nhà ông Thưởng.

Ở dưới mỗi gốc thị, quân lính đã đào thành những căn hầm lớn, có đường hào thông nhau. Một số cây thị lớn được khoét rỗng làm bếp nấu và trú bom phục vụ đánh giặc.

Ở dưới mỗi gốc thị, quân lính đã đào thành những căn hầm lớn, có đường hào thông nhau. Một số cây thị lớn được khoét rỗng làm bếp nấu và trú bom phục vụ đánh giặc.

Năm 2004, 1 nhóm người khách đến hỏi mua 5 cây thị của ông Thưởng với mỗi cây giá 30 nghìn đô, 5 cây 150 nghìn đô tương đương 2,5 tỷ đồng thời bấy giờ, tuy nhiên ông từ chối.

Năm 2004, một nhóm người khách đến hỏi mua 5 cây thị của ông Thưởng với mỗi cây giá 30 nghìn đô, 5 cây 150 nghìn đô tương đương 2,5 tỷ đồng thời bấy giờ, tuy nhiên ông từ chối.

“Lần đó họ đến năn nỉ tôi bán cây thị cho họ, nhưng tôi biết họ là người Trung Quốc dù họ giả nhái giọng mình nên tôi nhất quyết không bán, Vì biết bán họ đưa qua bên đó thì rồi sẽ chẳng còn cây nữa”, ông Thưởng nói.
Không lâu sau đó, 5 cây thị của ông Thưởng được chiếu lên chương trình “Chuyện lạ Việt Nam”. Kể từ đó, nhiều đại gia ở khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc đều tìm đến tham quan và hỏi mua nhưng ông nhất quyết không bán.

Không lâu sau đó, 5 cây thị của ông Thưởng được chiếu lên chương trình “Chuyện lạ Việt Nam”. Kể từ đó, nhiều đại gia ở khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc đều tìm đến thăm quan và hỏi mua, nhưng ông nhất quyết không bán.

Khoảng năm 2008, 1 vị đại giá từ Nam ra thăm quan. Quá mê 5 cây thị nên người này đòi mua cả đất vườn cùng cây với giá 12 tỷ đồng để làm Khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, nghĩ là đất hương khói tổ tiên nên ông Thưởng từ chối.

Khoảng năm 2008, một vị đại gia từ miền Nam ra thăm quan. Quá mê 5 cây thị nên người này đòi mua cả đất vườn cùng cây với giá 12 tỷ đồng để làm khu du lịch sinh thái. Tuy nhiên, nghĩ là đất hương khói tổ tiên nên ông Thưởng từ chối.

Năm 2010, một đoàn nghiên cứu khoa học về cây của Hội Bảo vệ thiên nhiên Việt Nam đến phân tích, thu mẫu và kết luận những cây thị này có tuổi đời hơn 670 năm.

Năm 2010, một đoàn nghiên cứu khoa học về cây của Hội Bảo vệ thiên nhiên Việt Nam đến phân tích, thu mẫu và kết luận những cây thị này có tuổi đời hơn 670 năm.

Tháng 9, năm 2011, 5 cây thị trong vườn của ông Thưởng đã được công nhận là cây di sản văn hóa quốc gia.

Tháng 9 năm 2011, 5 cây thị trong vườn của ông Thưởng đã được công nhận là cây di sản Quốc gia.

5 cây thị ở 5 góc vườn nhà ông Thưởng mang mỗi dáng vẻ khác nhau nhưng đều chi chít những hốc và khối sần sùi. Bên ngoài, da của các cây thị mốc meo nhuốm màu thời gian với nhiều loại cây tầm gửi.

5 cây thị ở 5 góc vườn nhà ông Thưởng mang mỗi dáng vẻ khác nhau, nhưng đều chi chít những hốc và khối sần sùi. Bên ngoài, da của các cây thị mốc meo nhuốm màu thời gian với nhiều loại cây tầm gửi.

Cây thị lớn nhất trong vườn ông Thưởng có đường kính 14m, cây nhỏ nhất là 7m. Những cây lớn, cả chục người ôm nhưng không xuể. Tán lá cây bao trùm cả 1 khu rộng lớn. Rễ cây lan rộng ra cả khu vườn.

Cây thị lớn nhất trong vườn ông Thưởng có đường kính 14m, cây nhỏ nhất là 7m. Những cây lớn, cả chục người ôm nhưng không xuể. Tán lá cây bao trùm cả một khu rộng lớn. Rễ cây lan rộng ra cả khu vườn.

Trải qua hàng trăm năm nên ruột cây đã bị rỗng tạo thành nhiều hốc lớn hình thù kì lạ. Ông Thưởng cho hay, 3 - 4 ngươi có thể chui lọt vào hốc cây này.

Trải qua hàng trăm năm nên ruột cây đã bị rỗng tạo thành nhiều hốc lớn hình thù kì lạ. Ông Thưởng cho hay, 3 - 4 người có thể chui lọt vào hốc cây này.

Những cây thị trải qua hàng trăm năm nhưng vẫn phát triển và xanh tươi.

Nhiều cành cây bị gãy, trải qua thời gian tạo nên những u cục với hình thù kì lạ, cổ quái.

Nhiều cành cây bị gãy, trải qua thời gian tạo nên những u cục với hình thù kì lạ, cổ quái.

Video vườn 5 cây thị cổ có tuổi đời gần 700 năm tại Nghệ An.

Ông Thưởng cho hay, mỗi lần đến mùa, có 4 cây thị cho ra rất nhiều quả với mỗi quả nặng từ 7 lượng đến 1kg.

Ông Thưởng cho hay, mỗi lần đến mùa, có 4 cây thị cho ra rất nhiều quả với mỗi quả nặng từ 7 lạng đến 1kg.

Cây thị này nhỏ nằm ở góc vườn được gọi là thị chàm hoặc bần. Quả thị nhỏ như quả quất và không có hạt.

Cây thị này nhỏ nằm ở góc vườn được gọi là thị chàm hoặc bần. Quả thị nhỏ như quả quất và không có hạt.

Trên thân cây có rất nhiều hốc kỳ quái.

Trên thân cây có rất nhiều hốc.

Ông Thưởng bên trong hốc cây.

Tuy nhiều cành lớn bị gãy nhưng các cây thị này vẫn có sức sống mạnh liệt và đứng vững với thời gian.

Ông Thưởng cho hay, giờ ông chỉ có 1 mong muốn là chính quyền địa phương tạo điều kiện mở 1 con đường để du khách có thể vào tận vườn tham quan những cây thị cổ quý này.

Ông Thưởng cho hay, giờ ông chỉ có mong muốn là chính quyền địa phương tạo điều kiện mở một con đường để du khách có thể vào tận vườn tham quan những cây thị cổ quý này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại