Vạn Phước Lộc (Di tích lịch sử Quốc gia, thuộc phường Phước Lộc, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận) được hình thành từ lâu đời do các thế hệ ngư dân đầu tiên đến thị xã Lagi xây dựng cùng thời gian với sự lập làng, mở ấp của huyện Hàm Tân trước đây.
Theo quan niệm của người Việt bất cứ ai xa quê hương, di cư đến nơi khác lập nghiệp, đi đến đâu thì phải lập làng, xây chùa ở mảnh đất đó. Còn đối với người đi biển cứ định cư ở đâu thì các lăng, vạn cũng mọc lên.
Chính điều đó thể hiện được niềm tin, tín ngưỡng tạo thành một nét văn hóa đặc sắc của mỗi vùng miền. Vạn Phước Lộc trải qua bao thăng trầm và biến cố của lịch sử đã được di dời và phục dựng nhiều lần làm cho kiến trúc cũng thay đổi theo.
Tuy nhiên, từ xưa đến nay vật thờ phụng vẫn được ngư dân vùng biển Lagi giữ nguyên và bảo quản đó là những bộ
Tại Vạn Phước Lộc nơi thờ tự các sưu tập
Vì lí do kiêng cữ, cũng không ai được đụng chạm đến
Căn cứ vào số lượng trí nhớ chỉ tạm tính với con số khoảng 120 bộ. Nhiều bộ
Ông Nguyễn Văn Mười (65 tuổi, người canh giữ Dinh Vạn Phước Lộc) cho biết: "Bộ
Từ đó trong nhân dân hình thành nên những câu chuyện về
Vì thế
Quá trình nhận thức về "ông lớn" mang tính thần thoại hóa qua nhiều thời kì, đến nay tại những thủ tục thờ phụng được ngư dân vùng biển Lagi tuân thủ như một truyền thống, lễ hội tốt đẹp.
Ngư dân dù đánh bắt gần bờ hay xa bờ hễ nhìn thấy "ông lớn" chết phải có nghĩa vụ mang ông về làng để mọi người cùng chịu tang, vạn chài nào được cá thần ghé đến phải làm lễ tống táng đầy đủ thủ tục ở nghĩa trang như một người thân trong gia đình.
Đối với con
Theo sự chỉ dẫn của ông Nguyễn Văn Mười và người dân chúng tôi xuất phát từ Dinh Vạn Phước Lộc đi men theo con đường dọc bờ biển khoảng 4km rẽ vào bãi cát bồi là đến được với nghĩa địa của "ông lớn" đang yên nghỉ sau khi đã hoàn thành xứ mệnh cứu nạn cho những ngư dân đi biển.
Khu nghĩa địa cá Ông hiện ra trước mắt chúng tôi là một bãi đất cát trắng hướng chếch ra biển, nằm khuất sau những rặng phi lao đang vươn ra trước gió. Nghĩa địa
Ngoài những ngôi mộ đã được bốc, trong khuôn viên nghĩa địa chỉ còn vài nấm mồ to quá khổ nằm im lìm giữa bãi đất hoang vắng.
Theo ông Nguyễn Minh Mười đó là những ngôi mộ của ông lớn khi lụy vào bờ và bị chết giữa biển khơi đã được người dân địa phương mang về an táng tại nghĩa địa. Mỗi một ngôi mộ được đánh dấu bằng một bát nhang và một đĩa đựng trái cây.
Ông Nguyễn Văn Mười cho biết thêm: "Hầu hết các lão ngư có tuổi ở Lagi đều tẩm liệm và cải táng cho rất nhiều cá ông. Dân ở đây xem cá ông như là một vị thần biển được người dân tôn sùng và biết ơn.
Theo phong tục được truyền lại, mỗi khi ai đó phát hiện cá ông trôi dạt từ biển vào là phải "đi tay vải đội khăn điều" chịu tang trong ngày an táng. Người dân vùng biển tin rằng, năm nào cá ông dạt vào thì năm đó vùng biển mưa thuận gió hòa, ngư dân ra khơi xa làm ăn thuận lợi, không có tai nạn biển và bị bão biển gây thiệt hại tài sản và người.
Vì thế, cứ có cá ông "lụy" vào, người dân nơi này phải có trách nhiệm lại chôn cất rất trang nghiêm. Những năm thời kháng chiến chống Pháp, đánh Mỹ, nhiều "ông lớn" nặng hàng chục tấn liên tiếp lụy vào bờ.
Có lần, cá ông dạt vào bờ do trọng lượng quá lớn, thân hình quá cỡ nên đã bị mắc cạn. Người dân phải đan rọ tre bao lại cả năm trời cho tiêu tan thịt, sau đó mới đem xương cá ông vào nghĩa trang cải táng".
Đồng nghĩa với việc cá ông lụy vào bờ là mỗi lần ngư dân lại mở hội. Trong buổi lễ tiễn đưa ông lớn ngoài chiêng trống, không thể thiếu đội hát múa bả trạo và điệu hò đưa linh dập dìu như nhịp sóng tiễn đưa ông lớn về nơi an nghỉ làm khắc khoải lòng người.
Hiện nay, lượng cá ông lụy vào bờ không nhiều như trước nữa, nghi thức an táng cũng được cách điệu hơn nên giảm bớt sự rình rang. Tuy nhiên vào ngày 16/6 (âm lịch), rằm tháng bảy, rằm tháng giêng lễ hội cầu ngư diễn ra trên nghĩa địa cải táng cá ông vẫn được người dân rất xem trọng. Lễ cầu ngư được xem là ngày hội của làng, là di sản của ngư dân đi biển.
Một con
Nếu là cá ông nhỏ thì chỉ cần đến một nhóm ngư dân cùng đưa ông vào bờ để lo hậu sự. Đối với cá ông hàng chục tấn phải huy động đủ các làng, ấp trong xã làm thủ tục thông báo rộng rãi để mọi người cùng tiễn đưa cá ông về nơi an nghỉ.
Những lão ngư ở làng chài Phước Hội chia sẻ, một con cá ông bị dạt vào bờ chưa chết hẳn, người dân phải dìu cá ra khỏi mép sông để ông còn sức thì có thể bơi ra biển sống tiếp, nếu ông đuối sức thì dìu hẳn vào bờ.
Các ngư dân sẽ đào một hố dẫn nước biển vào để cá ông sống cho đến khi nào cá tắt thở hẳn mới đưa vào bờ làm lễ tang. Cho đến thời điểm này, các lão ngư phủ cũng như người dân đi biển vẫn chưa thể giải thích được "Vì sao cá ông thường lụy vào những nơi có lăng ông và nghĩa địa cá ông?".