Bé 2 tuổi “trở về từ cõi chết” sau 10 ngày bị rắn độc cắn

Thế Long |

Sau 10 ngày được chuyển xuống bệnh viện Bạch Mai do bị rắn khô mộc cắn, bệnh nhân 2 tuổi đã được về với gia đình.

Sáng nay 14/04, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ ra viện cho bệnh nhi Vừ Mí Chá (2 tuổi, dân tộc H’mong, Cao Bằng), bị rắn độc cắn gây rối loạn đông máu, khả năng tử vong cao.

Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ ra viện cho bệnh nhân Vừ Mí Chá
Bệnh viện Bạch Mai tổ chức Lễ ra viện cho bệnh nhân Vừ Mí Chá

Trước đó, ngày 4/4, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận trường hợp bệnh nhi Vừ Mí Chá trong tình trạng sưng nề, tím đỏ trong cơ và dưới da, lan tỏa vùng cánh tay lan tới nách, nhiều nốt phỏng nước tím, sốt huyết nặng.

Các bác sĩ được biết, 16h ngày 01/04/2015, bé Mí Chá đang chơi thì khóc kêu đau. Bố mẹ bé Mí Chá nhìn thấy con bị rắn cắn ở khe ngón giữa và ngón áp út (rắn khoang trắng - đen, dài khoảng 30cm).

Sau đó, bé Mí Chá có được mẹ băng garo vùng cổ tay khoảng 10 phút. Gia đình đã không đưa bé đi viện. Sáng hôm sau, bé Mí Chá xuất hiện sưng nề tím vùng bàn tay phải.

Gia đình đã cho bé xuống Bệnh viện Bảo Lâm, sau đó chuyển xuống Bệnh viện Hà Giang. Bệnh nhi được chẩn đoán rối loạn đông máu do rắn cắn ngày thứ 2, tình trạng nặng lên và được chuyển về BV Bạch Mai.

Lúc chuyển xuống bệnh viện Bạch Mai, bố mẹ bé cháu cho biết không có Trâu để bán vì nghèo. Hiện nay gia đình bé đã được trên 300 triệu đồng các nhà hảo tâm

Lúc chuyển xuống BV Bạch Mai, bố mẹ bé cháu cho biết rất nghèo nên cần sự giúp đỡ của cộng đồng. Hiện nay gia đình bé đã nhận được trên 300 triệu đồng tiền giúp đỡ

Ngay khi được chuyển đến BV Bạch Mai, bệnh viện đã tiến hành hội chẩn liên khoa và đưa ra phác đồ điều trị cho bệnh nhi Mí Chá.

Các bác sĩ BV Bạch Mai chẩn đoán đây là loại rắn khô mộc, lại sống giữa rừng, dẫn tới không chỉ nọc độc của rắn sẽ gây ra tổn thương nghiêm trọng, phù nề cho bệnh nhi, mà vi trùng độc hại sẽ xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu.

Tình trạng bệnh vô cùng nghiêm trọng, nếu không cấp cứu kịp thời bệnh nhi sẽ xuất huyết toàn cơ thể, gây tử vong.

Lập tức, các bác sĩ tiến hành truyền dịch, truyền khối hồng cầu, truyền khối tiểu cầu, truyền tủa VIII, điều chỉnh rối loạn điện giải, sử dụng kháng sinh Claforan và Dalacin C để tiêu diệt vi trùng, thải độc trong máu.

Sau 3 ngày liên tục theo dõi, liên tục đo lượng nước tiểu, dịch vào dịch ra, tình trạng rối loạn đông máu, thiếu máu đã chấm dứt, bệnh nhi thoát khỏi lưỡi hái tử thần.

Tuy nhiên, cánh tay bệnh nhi vẫn phù nề, sưng tím. Các bác sĩ liên tục siêu âm, đo lưu lượng máu đến tay và truyền dịch, kháng sinh đảm bảo lưu thông máu.

Kết thúc 10 ngày huy động mọi tinh thần, trí tuệ, nhân lực và vật lực hiện đại nhất của BV Bạch Mai, bệnh nhi Vừ Mí Chá đã hoàn toàn khỏe mạnh, trò chuyện cùng gia đình.

Vừa vui sướng ẵm con trong tay, anh Vừ Mí Co, bố của bệnh nhi này gửi lời cảm ơn đội ngũ bác sĩ BV Bạch Mai, những nhà hảo tâm đã thăm hỏi, ủng hộ, động viên gia đình trong suốt thời gian chữa trị.

“Gia đình chúng tôi rất nghèo, ban đầu không nghĩ là được bảo hiểm y tế và bệnh viện hết lòng hỗ trợ mọi chi phí chữa trị, thuốc men, ăn uống nên đã nghĩ đến điều tồi tệ nhất.

Tôi rất biết ơn bệnh viện, biết ơn các nhà hảo tâm, những người chưa từng gặp gia đình lần nào nhưng vẫn hết lòng giúp đỡ”, anh Co nói.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: “Tất cả các chỉ số của bệnh nhi Vừ Mí Chá đã trở về bình thường.

Trong thời gian chữa trị, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía các nhà hảo tâm, không chỉ là tiền, mà còn nhiều nhà hảo tâm còn mang tới các phương thuốc gia truyền quý giá.

Về mặt tình cảm, thật sự chúng tôi rất trân quý tấm lòng của người dân. Song về mặt khoa học, để đảm bảo quá trình chữa trị được thông suốt, tất cả các loại thuốc Bệnh viện Bạch Mai sử dụng đều được cấp phép của Bộ Y Tế”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại