Wall Street Journal: Chìm trong khủng hoảng điện, Trung Quốc sẽ gây áp lực lạm phát lớn cho cả thế giới

Chi Lan |

Không chỉ các hoạt động sản xuất thêm phần gián đoạn trước kỳ nghỉ lễ quan trọng của năm, mà chi phí cao hơn ở các khu vực "thượng nguồn" vốn sử dụng nhiều năng lượng hơn đã được đẩy xuống "hạ nguồn". Do đó, người tiêu dùng sẽ phải chịu mức giá tăng cao.

Không chỉ các hoạt động sản xuất thêm phần gián đoạn trước kỳ nghỉ lễ quan trọng của năm, mà chi phí cao hơn ở các khu vực "thượng nguồn" vốn sử dụng nhiều năng lượng hơn đã được đẩy xuống "hạ nguồn". Do đó, người tiêu dùng sẽ phải chịu mức giá tăng cao.

Các biện pháp kiểm soát việc sử dụng điện của Trung Quốc vừa tạo thêm một khó khăn không mong muốn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Chi phí và mức giá tăng cao hơn đã xuất hiện đối với các loại hàng hóa sử dụng nhiều năng lượng.

Tuỳ thuộc vào phản ứng của Bắc Kinh, việc một số sản phẩm được nâng giá có thể sẽ là vĩnh viễn.

Việc thắt chặt nguồn cung điện ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất của quốc gia này. Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã ghi nhận đà sụt giảm vào tháng 9, lần đầu tiên kể từ tháng 2/2020, theo dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/9.

Nhiều tỉnh của Trung Quốc, bao gồm các trung tâm sản xuất như Quảng Đông và Chiết Giang, đã hạn chế sử dụng điện đối với các nhà máy, khi Bắc Kinh nỗ lực hạn chế tiêu thụ năng lượng. Giá than và khí đốt tự nhiên tăng vọt cũng làm sụt giảm nguồn cung điện. Tình trạng này còn gây khó khăn nhiều hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã ở thế rối ren.

Không chỉ các hoạt động sản xuất thêm phần gián đoạn trước kỳ nghỉ lễ quan trọng của năm, mà chi phí cao hơn ở các khu vực "thượng nguồn" vốn sử dụng nhiều năng lượng hơn đã được đẩy xuống "hạ nguồn". Do đó, người tiêu dùng sẽ phải chịu mức giá tăng cao. Giá của nhiều mặt hàng vốn đã leo thang trong năm nay do nguồn cung gián đoạn và nhu cầu tăng đột biến khi các nền kinh tế hồi phục sau đại dịch.

Wall Street Journal: Chìm trong khủng hoảng điện, Trung Quốc sẽ gây áp lực lạm phát lớn cho cả thế giới - Ảnh 1.

Giá kim loại silicon ở Trung Quốc tăng đột biến (NDT/tấn).

Lấy ví dụ về tấm pin năng lượng mặt trời. Theo nhà phân tích của ngành Johannes Bernreuter, khoảng 80% polysilicon - thành phần tạo nên tấm pin mặt trời, được sản xuất ở Trung Quốc vào năm 2020. Điện giá rẻ của Trung Quốc - chủ yếu được sản xuất bằng than, đã giúp hạ giá sản xuất ở các khu vực như Tân Cương và Vân Nam.

Tuy nhiên, việc hạn chế sử dụng điện đang làm gián đoạn hoạt động sản xuất. Giá kim loại silicon - được sử dụng để sản xuất polysilicon, đã tăng hơn gấp đôi trong tháng này. Ngoài ra, giá tấm pin năng lượng mặt trời đã tăng hơn 10% chỉ trong tuần này, theo Hiệp hội Silicon Trung Quốc. Jefferies cho hay, các nhà sản xuất polysilicon lớn nhất chỉ còn số hàng tồn kho đủ xuất xưởng trong 3 ngày, giảm 90% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngay cả trước khi chứng kiến đà nhảy vọt ở hiện tại, giá polysilicon đã có xu hướng tăng sau nhiều năm giảm. Đợt tăng giá gần đây dường như là phản ứng thái quá và sự dịch chuyển dài hạn sang năng lượng tái tạo vẫn sẽ được duy trì.

Song, những biến động giá như vậy có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với năng lượng mặt trời trong ngắn hạn. Ví dụ, Citigroup đã hạ ước tính đối với công suất năng lượng mặt trời ở Trung Quốc trong năm nay. Sự gián đoạn tương tự đang diễn ra đối với cả các loại hàng hóa khác như nhôm - vốn cũng cần nhiều năng lượng để sản xuất.

Trung Quốc có thể sẽ nới lỏng những hạn chế về tiêu thụ điện nhằm tạo điều kiện cho các nhà sản xuất đang gặp khó khăn. Mặt khác, chính phủ nước này cũng có thể nâng giá điện do chi phí nhiên liệu tăng. Điều có thể tạo sự thay đổi mang tính cơ cấu đối với chi phí hàng hóa vốn phụ thuộc vào chi phí năng lượng thấp ở Trung Quốc. Đây là lợi ích cho vấn đề môi trường, nhưng lại là một vấn đề không hề nhỏ đối các công ty toàn cầu vốn đã phải đối mặt với chi phí lao động và nguyên vật liệu tăng cao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại