Vừa ra trường đã mua ô tô gần 700 triệu: Không chỉ là bỏ tiền lấy 1 cái xe về, chiếc ô tô giúp mình tạo vị thế trong công việc!

TÔ DIỆP - ẢNH: NVCC - THIẾT KẾ: TRƯỜNG DƯƠNG |

Không cần vay nợ ngân hàng, Anh Đào sở hữu tài sản lớn đầu tiên sau 1 năm làm việc chăm chỉ.

Mua ô tô ở tuổi 22 để phục vụ công việc

Anh Đào (sinh năm 2000, làm trong lĩnh vực tài chính) đã mua ô tô Honda giá 680 triệu đồng vào tháng 4/2022. Thời điểm này, thuế trước bạ đối với ô tô giảm 50% và cô bạn đã tiết kiệm một khoản kha khá.

“Tiềm lực mình khi ấy không mạnh tới vẫn còn dư tiền sau khi mua xe, nhưng mình vẫn có vừa đủ tiền. Tuy nhiên, vì cần một nguồn vốn cố định đầu tư chứng khoán, mình đã vay bố mẹ 150 triệu đồng. Bên cạnh đó, có rất nhiều người hỏi mình có hối hận khi mua xe sớm vậy không? Cầm tiền đó đầu tư tiền đẻ ra tiền, thay vì mua ô tô, được coi là tiêu sản - chi phí khấu hao khoảng 10%/năm. Tuy nhiên mình chưa bao giờ hối hận với quyết định của bản thân".

Mua một phương tiện có thể không đem lại lợi nhuận ngay lập tức như việc bỏ tiền vào các khoản đầu tư khác. Tuy nhiên, với Anh Đào, giá trị thực sự của việc sở hữu một chiếc xe không thể được đo lường bằng tiền bạc. Đó là những cơ hội vô hình chiếc ô tô mang lại, chẳng hạn như gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ những người thành công hơn. Xe không chỉ là một phương tiện di chuyển, nó còn là một biểu tượng của sự độc lập và thành công.

Vừa ra trường đã mua ô tô gần 700 triệu: Không chỉ là bỏ tiền lấy 1 cái xe về, chiếc ô tô giúp mình tạo vị thế trong công việc!- Ảnh 1.

Anh Đào

Theo Anh Đào, khi mua ô tô ngoài chi phí khấu hao hàng năm là 10%, việc duy trì chiếc xe cũng đòi hỏi một khoản chi phí không nhỏ, bao gồm tiền xăng khoảng 5 triệu/tháng, phí gửi xe 1,5 triệu/tháng và chi phí bảo dưỡng định kỳ khoảng 3-4 triệu/lần. Bạn nhớ cân nhắc kỹ lưỡng và đảm bảo rằng những khoản chi phí này nằm trong khả năng tài chính cá nhân.

Được biết trước đó, bố mẹ cô bạn từng đề cập đến việc nên mua nhà trước khi gom góp tậu xe. Tuy nhiên, nếu muốn mua nhà, cô bạn sẽ cần khoảng 2-3 tỷ đồng, cần tích lũy trong khoảng 3-4 năm. Khoảng thời gian khá dài, có những rủi ro tiềm ẩn như giá bất động sản tăng nhanh hơn khả năng tích luỹ cá nhân.

Mặt khác, nếu có ngay một chiếc ô tô, cô bạn sẽ tạo được vị thế trước khi gặp đối tác. Cô bạn có nhiều cơ hội công việc hơn, thu nhập phát triển, việc tiết kiệm mua nhà cũng dễ dàng hơn. Đối với mình, việc sở hữu một chiếc ô tô không chỉ là vấn đề của việc tiêu xài mà còn là một công cụ mở ra các cơ hội mới. Khi gặp gỡ đối tác hoặc khách hàng lần đầu, độ tuổi thường được xem xét kỹ lưỡng. Do đó, quyết định mua một tài sản lớn như vậy không chỉ là một hành động tài chính mà còn là cơ hội xây dựng lòng tin và tạo dựng vị thế trong sự nghiệp”.

Bàn về tiêu chí chọn xe, Anh Đào cho rằng điều quan trọng nhất chất lượng phù hợp với giá tiền, tiết kiệm nhiên liệu và hợp lái. Cô bạn đã đi thử một số xe cùng phân khúc nhưng tay lái phù hợp nhất vẫn là Honda. Độ bền của dòng xe cô bạn chọn khá tốt, dù mẫu mã có vẻ khá già dặn.

Vừa ra trường đã mua ô tô gần 700 triệu: Không chỉ là bỏ tiền lấy 1 cái xe về, chiếc ô tô giúp mình tạo vị thế trong công việc!- Ảnh 2.

Định hướng công việc, đầu tư từ sớm

Giữa năm 2 đại học (năm 2020), Anh Đào đã bắt đầu tìm kiếm công việc liên quan đến chuyên ngành tài chính đầu tư. Thời điểm đó, cô bạn vừa đi học vừa đi làm chăm chỉ. 2021 là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán, lương của cô bạn đã lên tới 50 triệu/tháng. Cùng với đầu tư cá nhân, thu nhập hàng tháng của cô bạn khá tốt. Học phí không cao nên mình tự chi trả học phí mà không cần xin tiền bố mẹ. Mỗi tháng trừ hết ăn tiêu ra, mình tiết kiệm khoảng 40 triệu đồng/tháng, sau 1 năm khoản tích luỹ khoảng 600 triệu đồng”.

Quyết định đi làm từ sớm là để hiểu về chuyên ngành tài chính bản thân đang theo học. Cô bạn không hướng đến những công việc mang tính ngắn hạn chỉ vì tiền sinh hoạt dù gia đình không mấy khá giả mà tìm việc có cơ hội và học hỏi trong tương lai. “Đi làm thêm chỉ vì 1 - 2 triệu/tháng mà không học hỏi được gì thì mình thà dành thời gian đó để học thêm. Đó là bàn đạp vững chắc để phát triển thu nhập. Đây cũng là quan điểm của bố mẹ đã ngấm dần theo thời gian xuyên suốt quá trình trưởng thành của mình. Do vậy, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mình đã làm trong rất nhiều công ty liên quan đến mảng tài chính như bảo hiểm, ngân hàng rồi chứng khoán”.

Lúc mới bắt đầu đầu tư, chương trình tại đại học chỉ mới dạy đến các môn cơ bản, đại cương như triết, tư tưởng… nên Anh Đào đã phải phải tự tìm hiểu và học qua các kênh miễn phí như YouTube hay đọc sách. Tuy nhiên, việc đầu tư mà chỉ học qua sách vở sẽ rất khó hiểu, cô bạn đã sử dụng những tài khoản giả định để đầu tư.

“Có những khoảng thời gian, mình đi học buổi sáng rồi đi làm đến 7-8h tối mới về, cả văn phòng chỉ còn mỗi bản thân. Dù công việc linh hoạt về thời gian, mình vẫn muốn học hỏi nhiều nhất từ các anh chị đồng nghiệp nên luôn tận dụng cơ hội khi còn ở văn phòng. May mắn gia đình và anh chị đồng nghiệp luôn ủng hộ, giải đáp mọi thắc mắc. Mình cũng may mắn đầu tư chứng khoán vào thời điểm bùng nổ của thị trường. Tuy nhiên thực sự mình thấy ngay cả bây giờ, thị trường tài chính cũng vẫn đang rất mở và thanh khoản thị trường vô cùng cao nên cơ hội luôn ở đó. May mắn chính là sự chuẩn bị gặp được cơ hội”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại