Ngày 12/2/1988, USS Yorktown và tàu khu trục USS Caron của Hải quân Mỹ đã “qua lại vô hại” – di chuyển qua lãnh hải một quốc gia nhưng không liên quan đến chiến dịch quân sự- ở ngoài khơi Crimea.
Tờ The New York Times ở thời điểm đó đưa tin 2 chiến hạm Mỹ đã “đi vào vùng ranh giới 20 km do Liên Xô nhận là lãnh hải”. Theo The New York Times, động thái này là một phần trong chính sách của Hải quân Mỹ bảo vệ quyền di chuyển trên biển ngoài ranh giới 4,8 km được công nhận bởi Mỹ.
Hai chiến hạm Mỹ đi vào hải Liên Xô gần Sevastopol trong sáng cùng ngày và di chuyển theo hướng Đông.
Chỉ trong vài phút, tàu khu trục Liên Xô Bezzavetnyy chặn Yorktown trong khi tàu khác của Liên Xô là SKR-6 chặn tàu Caron. Cả hai tàu khu trục Liên Xô đều có kích thước nhỏ hơn đối thủ Mỹ. Phía Liên Xô yêu cầu Mỹ rời lãnh hải nếu không sẽ tấn công những tàu này.
Đến 10 giờ sáng, tàu SKR-6 “va chạm” tàu Caron khiến chiến hạm Mỹ xước sơn ở phần thân. Vài phút sau đó, Bezzavetnyy có động thái tương tự với tàu Yorktown, khiến chiến hạm Mỹ “tổn thương” nhẹ ở phần thân và bệ phóng tên lửa.
Chiến hạm Mỹ sau đó tiếp tục hành trình, rời lãnh hải Liên Xô vào chiều cùng ngày.
Một chỉ huy Hải quân Mỹ, Jerry Hendrix nhận định với Bussiness Insider rằng bất chấp có rủi ro trong va chạm giữa các tàu nhưng vụ việc năm 1988 vẫn mang tính “chuyên nghiệp”. Ông Hendrix nói: "Chúng ta vẫn có thể duy trì hải trình bất chấp thực tế rằng Liên Xô cố gắng đẩy chúng ta khỏi lãnh hải của họ".
Vụ việc năm 1988 khiến Mỹ và Liên Xô đạt được vài thỏa thuận liên quan đến va chạm nguy hiểm trên biển.