Vũ khí nào có thể thay thế Phalanx trên tàu CSB-8020 Mỹ viện trợ cho Việt Nam?

Sao Đỏ |

Tàu CSB-8020 do Mỹ viện trợ hiện đã lên đường về nước và sẽ sớm gia nhập biên chế của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Theo bức ảnh chụp mới nhất, tàu CSB 8020 đã được sơn màu áo mới cùng số hiệu cũng như phù hiệu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Quan sát bên ngoài, dễ nhận thấy chiếc tàu tuần tra này vẫn còn giữ lại khẩu pháo hạm Oto Breda cỡ 76,2 mm cùng radar điều khiển hỏa lực Mk 92.

Tuy nhiên radar trinh sát đường không AN/SPS-40E cùng hệ thống pháo phòng thủ tầm cực gần Phalanx cỡ 20 mm đã bị tháo bỏ.

Vũ khí nào có thể thay thế Phalanx trên tàu CSB-8020 Mỹ viện trợ cho Việt Nam? - Ảnh 1.

Hình ảnh mới nhất của tàu CSB 8020 Việt Nam tại Hawaii. Ảnh từ trang cá nhân của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink

Trong trường hợp Việt Nam muốn có một vũ khí khác nhằm lấp khoảng trống mà tổ hợp Phalanx đã để lại, giữ vai trò hỗ trợ hỏa lực cho khẩu pháo chính (vì dù sao đây cũng là một con tàu cỡ lớn) thì chúng ta có thể cân nhắc hai phương án sau đây.

Thứ nhất, để thay thế một hệ thống CIWS thì phù hợp nhất nên là một tổ hợp CIWS khác. Khi đó ứng viên tiềm năng nhất dĩ nhiên sẽ là pháo bắn nhanh AK-630M.

Vũ khí nào có thể thay thế Phalanx trên tàu CSB-8020 Mỹ viện trợ cho Việt Nam? - Ảnh 2.

Hệ thống pháo phòng không siêu tốc AK-630M

AK-630M đang được lắp đặt trên rất nhiều tàu chiến của Hải quân nhân dân Việt Nam, chúng ta có rất nhiều kinh nghiệm trong việc khai thác, bảo dưỡng vũ khí này. Đặc biệt hơn, Việt Nam mới đây đã sản xuất được đạn 30 mm kiểu YOF-84 của AK-630M, dẫn tới tự chủ gần như hoàn toàn mọi công đoạn.

AK-630M ngoài tác dụng chính là phòng không thì còn có thể hạ nòng bắn mục tiêu mặt biển cỡ nhỏ rất tốt, nó sẽ là trợ thủ đắc lực của khẩu Oto Breda.

Nhưng cần lưu ý rằng việc tích hợp AK-630M lên tàu CSB 8020 sẽ yêu cầu phải bổ sung cả radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel, vị trí lắp đặt có thể là trên đỉnh tháp radar nơi từng gắn AN/SPS-40E, như vậy là hơi rườm rà, nhất là khi mọi hệ thống trên tàu đều tuân theo chuẩn Mỹ.

Vũ khí nào có thể thay thế Phalanx trên tàu CSB-8020 Mỹ viện trợ cho Việt Nam? - Ảnh 3.

Pháo tự động 23 mm trang bị trên tàu tuần tra của Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Báo Hải quân Việt Nam.

Chính vì vậy mà một ứng viên khác đã lộ diện và theo đánh giá thì có tiềm năng cao hơn, đó là pháo 23 mm-2 (model 23-2M và 23-2ML) do Israel tiến hành cải tiến theo yêu cầu của Cảnh sát biển Việt Nam. Phía bạn đã chuyển giao công nghệ, trực tiếp giảng dạy và thực hành trên loại pháo này.

Khẩu pháo 23 mm trên sử dụng pháo ZU-23-2 do Liên Xô chế tạo, nâng cấp thêm phần cabin cho vị trí pháo thủ, phần bệ quay sử dụng hệ thống điện thay vì cơ cấu quay bằng tay thông thường.

Điểm nổi trội của vũ khí trên nằm ở khả năng nâng cấp và tự chủ chế tạo cả pháo cũng như đạn. Loại pháo này đã được trang bị cho tàu hộ vệ săn ngầm Petya, tàu pháo 100 tấn của hải quân, tàu tuần tra mang số hiệu 4001, 4002... và thu về nhiều nhận xét tích cực

Trong tương lai, cabin pháo còn có thể tích hợp cả thiết bị trinh sát quang điện tử Controp iSea-40HD mà Israel vừa bán cho Việt Nam, khiến nó thành một hệ thống độc lập có năng lực tác chiến rất cao, dễ dàng lắp đặt trên một con tàu có nhiều thành phần "khác hệ".

Xem video: Bắn nghiệm thu pháo 23mm-2 trên tàu Cảnh sát biển. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Bắn nghiệm thu pháo 23mm-2 trên tàu Cảnh sát biển

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại