Mới đây, quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công tiêu diệt mục tiêu không người lái với vũ khí laser được trang bị cho trực thăng chiến đấu Apache AH-64.
Theo công ty quốc phòng Raytheon, đơn vị sản xuất thiết bị, đây là lần đầu tiên một hệ thống laser công suất lớn tích hợp thành công vào một trực thăng và có thể bắn hạ mục tiêu đang di chuyển ở tốc độ cao.
Với công nghệ mới, vũ khí laser đã phá hủy thành công một số mục tiêu trong phạm vi 1,4 km. Vũ khí laser có độ chính xác cao và khả năng giấu mình trước đối thủ. Khác với đạn và pháo bay theo hình vòng cung, vũ khí laser tấn công theo đường thẳng.
Vũ khí laser sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng cho quân đội Mỹ
Công ty Raytheon đã sử dụng công nghệ cảm biến hồng ngoại quang điện cho phép hệ thống vũ khí có thể nhắm vào nhiều mục tiêu. Do vậy, hệ thống vũ khí laser được dự đoán sẽ sớm được ứng dụng trong chiến đấu sau này.
Theo ông Matthew Ketner, trưởng bộ phận quản lý công nghệ laser công suất lớn, cường độ của chùm tia laser có thể tùy biến cho các vật liệu khác nhau. Vì vậy, sẽ có những phương án tấn công không gây rủi ro chết người khi sử dụng vũ khí.
Điểm trừ của hệ thống là tiêu tốn năng lượng khá lớn. Ngoài ra, vũ khí laser sẽ trở nên vô hiệu khi xâm nhập vào các đám mây, khói hoặc mục tiêu có phủ sơn chống tia laser.
Trước đó, hệ thống laser đã được tích hợp vào trực thăng Apache từ năm 1984. Tuy nhiên, với công suất yếu, hệ thống này chỉ có thể dẫn hướng cho tên lửa không đối đất. Quân đội Mỹ rất quan tâm tới việc sử dụng vũ khí laser và đã phát triển hệ thống phòng thủ bằng laser chống lại tên lửa và máy bay không người lái.
Vũ khí laser có độ chính xác cực cao
Được biết, vũ khí laser này dự kiến được hoàn thiện vào năm 2023 và có thể thay thế cho các hệ thống vũ khí laser công suất thấp (LPLD) đang được sử dụng.
Máy bay có khả năng duy trì hoạt động kiểm soát mặt đất thường xuyên, sẽ được triển khai ở khu vực phòng thủ tên lửa Thái Bình Dương ở Hawaii và căn cứ không quân Edwards ở California.Theo MDA, UAV mới sẽ có trọng tải tối đa 5.670 kg có thể hoạt động liên tục trong 36 tiếng ở độ cao 19.000 m.
Năm 2011, sau hơn 15 năm phát triển, MDA buộc phải ngừng chương trình hơn 5 tỷ USD phát triển vũ khí laser lắp trên các máy bay có kích thước lớn do yêu cầu cắt giảm ngân sách quốc phòng. Với việc nối lại chương trình đầy tham vọng này, quân đội Mỹ hy vọng có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức triển khai các cuộc chiến trong tương lai.