Vũ khí Israel hàng đầu thế giới nhưng mắc nhược điểm chí mạng: Phản công Iran chỉ sợ "trăm lần vẫn bại"?

Mạnh Kiên |

Dù có kho vũ khí tiên tiến nhất thế giới, Israel vẫn khó thực hiện một cuộc không kích nhằm vào Iran. Sự thật là cả Mỹ cũng không làm được điều đó.

Các chuyên gia cảnh báo lực lượng không quân Israel sẽ đối mặt với thách thức nguy hiểm nếu quyết định tấn công lãnh thổ Iran, bất chấp việc đã chuẩn bị vũ khí hàng thập kỷ.

Lý do là bởi vũ khí của hai bên có những điểm khắc chế nhau và lực lượng không quân Israel dường như thiếu những năng lực quan trọng để thực hiện một cuộc tấn công toàn diện mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài.

Giống như mâu và thuẫn, Israel có lực lượng không quân đẳng cấp thế giới, trong khi Iran lại có lá chắn không thua kém bất kỳ quốc gia nào. Để bù đắp cho lực lượng không quân lỗi thời với các máy bay có tuổi đời hàng chục năm, Tehran đã xây dựng hệ thống phòng không đáng gờm.

Năm 2007, Tehran mua hệ thống phòng không S-300 từ Nga và quá trình giao hàng hoàn tất vào năm 2016. Trong thời gian chờ đợi, Iran cũng phát triển phiên bản riêng của mình, Bavar-373, bổ sung vào mạng lưới phòng không chắc chắn nhất thế giới, hoàn chỉnh với các hệ thống radar mà Iran tuyên bố có thể phát hiện máy bay tàng hình, bao gồm cả Sairan Meraj-4.

Theo The National, ngay cả Mỹ, quốc gia sở hữu lực lượng không quân mạnh nhất thế giới, cũng sẽ phải đối mặt với những trở ngại khi thực hiện chiến dịch ném bom nhằm vào Iran.

Vũ khí mạnh nhất thế giới, Israel vẫn không thể tấn công Iran: Tất cả vì

Phòng không và tiêm kích tàng hình – Bên nào thắng?

Sự thành công hay thất bại trong cuộc tấn công của Israel sẽ phụ thuộc vào kết quả đụng độ giữa các chiến đấu cơ tiên tiến của nước này và hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran.

Theo các chuyên gia, chiến dịch của Israel sẽ có sự kết hợp của tiêm kích tàng hình F-35I Adir và F-16I để chống lại các hệ thống phòng thủ S-300. Về phần mình, Iran sẽ sử dụng các radar tiên tiến như Rezonans-NE cũng do Nga sản xuất, được cho là có thể phát hiện F-35 ở tầm xa.

Máy bay Israel sẽ được giao nhiệm vụ Ngăn chặn hoặc Tiêu diệt phòng không địch (SEAD/DEAD), ưu tiên phá hủy hoặc gây nhiễu các hệ thống phòng không để thuận tiện triệt phá các mục tiêu có giá trị trên mặt đất một cách an toàn.

Đây là được coi là mặt trận phức tạp, đôi khi vô hình, trong đó cả hai bên sử dụng radar và cảm biến để phát hiện lẫn nhau, trong khi tác chiến điện tử được sử dụng để gây nhiễu các cảm biến, thông tin liên lạc và radar của đối phương.

Các radar trên mặt đất của Iran sẽ truy quét máy bay của Israel, nhưng cũng sẽ tự làm lộ vị trí khiến đối phương có thể nhắm mục tiêu.

Trong khi đó, máy bay F-16I Sufa của Israel có thể sẽ sát cánh với F-35, được trang bị bộ tác chiến điện tử trên không Elisra, có chức năng cảnh báo phi công về tín hiệu radar và vụ phóng tên lửa của đối phương. Với khả năng tương tự trên F-35, cả hai sẽ tạo thành mạng lưới tương hỗ trên không.

'Không một quốc gia nào trên thế giới đủ sức chống nổi mưa tên lửa Iran': Rốt cuộc Israel đã làm thế nào?"Không một quốc gia nào trên thế giới đủ sức chống nổi mưa tên lửa Iran": Rốt cuộc Israel đã làm thế nào?

Gần như không có bất kỳ quốc gia nào trên thế giới chịu được cuộc tấn công dữ dội như vậy từ Iran. Nhưng vấn đề ở chỗ Israel không chỉ có một mình.

Kịch bản sẽ là máy bay Israel bắn một tên lửa Delilah nhắm vào chùm radar của Iran và tiêu diệt đơn vị phòng không.

Tuy nhiên, các radar phòng không di động của Iran có khả năng ẩn tín hiệu và di chuyển qua hàng km thung lũng và núi non gồ ghề, đợi đến khi máy bay địch áp sát để "phục kích" bằng cách tái kích hoạt – một chiến thuật thường được Ukraine sử dụng.

Điều đó có nghĩa là trừ khi Israel có hình ảnh thời gian thực về các bệ phóng tên lửa đất đối không (SAM) di động của Iran trên một khu vực rộng lớn, việc đi sâu vào không phận Iran có thể gặp nhiều rủi ro.

Ở hướng ngược lại, ngay cả khi dùng chiến lược phục kích, lực lượng phòng không Iran cũng cần phải chắc chắn rằng họ đang bắn đúng máy bay đối phương. Israel có thể sử dụng mồi nhử chiến thuật khiến các hệ thống phòng không địch tiêu tốn tài nguyên.

F-16 và F-35 chỉ xuất hiện trên radar với kích thước của một con bọ. Chúng được trang bị thiết bị gây nhiễu điện tử mạnh mẽ và radar quét mảng pha điện tử (AESA), có thể gửi tín hiệu radar sai "trả về" để gây nhầm lẫn cho radar đối phương. Radar AESA cũng được cho là khó gây nhiễu.

Vấn đề còn lại chỉ là kết quả trên thực tế của cuộc đụng độ sẽ thế nào. Chưa rõ hệ thống Israel có đủ mạnh để khiến tên lửa phòng không bắn chệch hướng máy bay tàng hình hay không, dù ở mức tối thiểu, hệ thống này đe dọa dễ dàng các máy bay không loại thường của Israel như F-15I, vốn sẽ cần mang theo khối lượng bom lớn cho sứ mệnh.

Vũ khí mạnh nhất thế giới, Israel vẫn không thể tấn công Iran: Tất cả vì

Thiếu hỗ trợ, tỷ lệ thành công không cao

Để chống lại các hệ thống phòng không tương tự của Iran, Mỹ và một số đồng minh NATO sử dụng tên lửa tầm xa sử dụng công nghệ tàng hình như JASSM và Storm Shadow/Scalp của Anh-Pháp.

Nhưng Israel thiếu những loại vũ khí như vậy. Thiết bị tương đương của nước này là Ice Breaker sẽ không được đưa vào sản xuất cho đến năm sau.

Justin Bronk, chuyên gia về sức mạnh không quân tại Viện nghiên cứu Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh, cho biết đây có thể là một vấn đề đối với Israel.

"Israel sẽ bị hạn chế về số lượng đạn dược dự phòng trong bất kỳ chiến dịch SEAD/DEAD nào chống lại Iran. Họ chỉ có Delilah đời cũ và tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Rampage có nhiều hạn chế và dễ bị khăc chế điện tử, cho đến các tên lửa hành trình tầm xa mới nhất do Mỹ sản xuất và AARGM-ER", ông nói.

Dân mạng Trung Quốc 'nổi cơn ghen' khi Tim Cook đến thăm Việt Nam: Hậm hực vì không còn được ưu áiDân mạng Trung Quốc "nổi cơn ghen" khi Tim Cook đến thăm Việt Nam: Hậm hực vì không còn được ưu ái

Một người dùng Weibo có tên "eddzccy" đã bình luận trên bài đăng về chuyến thăm Việt Nam của Cook với biểu tượng cảm xúc ba quả chanh, tượng trưng cho sự ghen tỵ.

Chuyên gia cho rằng Israel có thể phải dựa vào chiến thuật tác chiến điện tử và tàng hình để đến gần hệ thống phòng thủ của Iran mà không bị phát hiện.

"Israel có các lựa chọn để kết hợp các chuyến xuất kích của F-35I và F-15I với nhiều loại đạn dược tầm ngắn hơn, khả năng tác chiến điện tử và tự vệ có thể cho phép chúng tấn công các mục tiêu bên trong Iran, miễn là IAF sẵn sàng chấp nhận mức độ rủi ro khá cao".

Một vấn đề khác là Mỹ đã nhấn mạnh nước này sẽ không tham gia vào chiến dịch trực tiếp của Israel chống lại Iran. Nếu đúng như vậy, Israel sẽ càng gặp khó hơn trong việc khuất phục Iran.

"Mỹ là quốc gia duy nhất có khả năng hỗ trợ chiến đấu từ mọi lĩnh vực bao gồm cả không gian, trong đó tàu chở dầu tiếp nhiên liệu và Awacs (Cảnh báo sớm và kiểm soát trên không) và SIGINT là những ví dụ rõ ràng", James Beldon, chuyên gia về sức mạnh không quân, đề cập đến các hệ thống radar trên không có thể theo dõi mối đe dọa với phạm vi hàng trăm km2 và SIGINT – chặn liên lạc của đối phương.

"Nếu không có tai mắt ISR (tình báo, giám sát, trinh sát) mà Mỹ trang bị, Israel sẽ thiếu thông tin thời gian thực về không gian chiến đấu, làm tăng nguy cơ tổn thất và thất bại".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại