Vô tình đụng trúng “hòn đá đỏ” lẫn trong lớp rong biển, chàng trai giật mình khi lật ngược nó lên

Nguyệt Phạm |

Bí mật của "hòn đá" kỳ lạ đó là gì?

Một người đàn ông trong một lần đi dọc ven biển bắt ốc tình cờ tìm thấy một "hòn đá" kỳ lạ nằm lẫn trong đống rong rêu. "Hòn đá" có màu đỏ rực rỡ, rất bắt mắt. Trên thân nó còn có nhiều đường gân và chấm gai nổi rất rõ ràng.

Khi anh chàng lại gần, thấy nó chẳng khác gì những hòn đá bình thường, nhưng anh ta vẫn muốn nhặt lên xem xét. Nào ngờ, khi vừa đụng vào anh thấy rằng "hòn đá" đang cố chạy trốn mình. Một lần nữa, anh nhấc nó lên thì không khỏi giật mình, hóa ra "viên đá" này là một sinh vật biển.

Vô tình đụng trúng “viên đá đỏ” lẫn trong lớp rong biển, chàng trai giật mình khi phát hiện nó biết di chuyển - Ảnh 1.

"Viên đá" này hóa ra lại là một loại ốc có tên là ốc song kính chiếc ủng. (Ảnh: Kknews)

Lật mặt dưới của con vật này lên, anh chàng thấy thân của nó khá mềm mại, chân của nó vẫn đang tìm cách di chuyển dù đang bị giữ chặt. Chàng trai chưa bao giờ thấy một sinh vật nào giống như vậy nên anh đã chụp ảnh và đăng lên mạng nhờ mọi người giải đáp.

Cuối cùng, lai lịch của "hòn đá đỏ" cũng lộ diện. Nó được biết đến với tên gọi khoa học là Cryptochiton stelleri nghĩa là "ốc song kính được che giấu của Steller". 

Tên của nó được đặt theo tên của Georg Wilhelm Steller, một nhà động vật học người Đức ở thế kỷ 18 cũng là người đã tìm ra loài sinh vật này. Ngoài ra, nó còn có tên gọi là "ốc song kính chiếc ủng" hay "miếng thịt di động" bởi vẻ ngoài đặc biệt của nó.

Ốc song kính chiếc ủng thường có màu đỏ, nâu và cam. Mặt dưới của nó có màu vàng hoặc cam và bao gồm một chân lớn tương tự các động vật thân mềm khác như ốc sên, với mang nằm trên một rãnh cạnh rìa ngoài của chân. Chúng thường bám trên đá và ăn tảo trên đó.

Vô tình đụng trúng “viên đá đỏ” lẫn trong lớp rong biển, chàng trai giật mình khi phát hiện nó biết di chuyển - Ảnh 3.

Cận cảnh răng của ốc song kính chiếc ủng qua kính hiển vi điện tử. (Ảnh: Đại học Northwestern)

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Northwestern, Mỹ, sở dĩ chúng làm được vậy là do răng của chúng chứa một loại khoáng chất quý hiếm chỉ có trong đá, mang tên santabarbaraite. Những chiếc răng được bao phủ bởi khoáng chất này và tạo thành loại răng cứng nhất được biết đến cho đến nay, vì vậy, chúng có thể dễ dàng cạo tảo khỏi đá.

Ốc song kính chiếc ủng sống dọc vùng ven biển nhiều đá gồ ghề ở Bắc Thái Bình Dương từ Trung California đến Alaska, qua quần đảo Aleut đến bán đảo Kamchatka và Nhật Bản. Các thổ dân châu Mỹ và người gốc Nga tại Đông Nam Alaska dùng chúng như một món ăn hải sản thường ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại