Vợ nhiều lần “báo nhà” do nghiện mua sắm, tới nỗi vay cả ngân hàng cho thoả cơn "vật shopping", tổng nợ gần 350 triệu, chồng lên mạng cầu cứu vì nói hoài không được

Ngọc Linh |

Nhiều người bức xúc thay anh chồng trong câu chuyện này, cho rằng cô vợ sướng quá mà không biết hưởng.

Phụ nữ thường có nhiều nhu cầu mua sắm, chi tiêu hơn hẳn đàn ông là sự thật mà có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết. Bản thân chị em có “cả ngàn đầu mục” cần chi tiền chăm sóc. Thời đôi mươi thì mê trang điểm làm tóc, qua tới 30 lại hối hả chống lão hóa, ngừa nếp nhăn cho đỡ già trước tuổi. Còn chuyện váy vóc, giày dép, túi xách thì chắc chẳng phân biệt tuổi tác, lúc nào cũng muốn sắm, lúc nào cũng thấy cần.

Thế nên cũng không có gì lạ khi nhu cầu mua sắm của phụ nữ thường cao hơn hẳn đàn ông. Tuy nhiên, việc gì cũng nên có giới hạn của nó. Chiều chuộng bản thân đến mức tiêu tiền không tiếc tay, rồi thành ra “báo nhà” như cô vợ trong câu chuyện này thì có lẽ cũng là “của hiếm” trên đời.

Hết vay thấu chi rồi lại xài thẻ tín dụng vì nghiện mua sắm, chồng nhiều lần phải trả nợ thay

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, một anh chồng đã phải “cầu cứu” sự tư vấn của CĐM, vì bản thân quá bất lực với thói tiêu hoang của vợ.

Anh chồng mở bài bằng một lời cầu cứu: Các bác tư vấn cho em cách làm sao để vợ ko tiêu hoang ạ?

Không chỉ tiêu hoang, cô vợ còn thích cho tiền người thân

Tình thế hiện tại của anh chồng này nói riêng và gia đình này nói chung có thể tóm tắt như sau:

Chồng: Có khả năng kiếm tiền, là người lo tất cả các khoản chi lớn trong nhà như tiền học chính của con (20 triệu/tháng), tiền chi tiêu gia đình (25 triệu/tháng). Ngoài ra hàng tháng, anh chồng này còn đưa cho vợ 15 triệu để lo tiền ăn cho cả nhà.

Vợ: Làm nhân viên ngân hàng, lương cơ bản 7-8 triệu/tháng, lương kinh doanh trả theo quý. Vì chồng đã lo phần lớn các chi phí, nên chị vợ chỉ phải lo tiền học thêm cho con. Tuy nhiên vì nghiện mua sắm nên chị đã “báo chồng” không ít lần: Một lần là khoản vay thấu chi 200 triệu, 3 lần khác là 3 khoản nợ thẻ tín dụng lên tới 150 triệu.

Dù đã nhiều lần khuyên nhủ vợ nên xem lại cách chi tiêu, đừng quá lạm dụng vay thấu chi hay thẻ tín dụng, nhưng chị vợ vẫn chứng nào tật nấy.

"Thấy không ổn thì tự giữ tiền thôi!"

Nhiều người khác cũng có lời khuyên tương tự

Anh chồng này xứng đáng được trao danh hiệu NGƯỜI CHỒNG TẦN TẢO NHẤT TRẦN ĐỜI!

Tựu trung lại, ngoài lời khen ngợi dành về sự tảo tần và tình yêu, lòng chung thủy dành cho vợ, tất cả mọi người đều cho rằng hiện tại, anh chồng không nên đưa nhiều tiền cho vợ nữa, cũng không nên tiết lộ cho chị biết anh đang có bao nhiêu tiền. Trước giờ anh vẫn là người lo kinh tế và chi trả các khoản lớn trong nhà, thì giờ cứ tiếp tục như thế.

Suy cho cùng, về lâu về dài, không thể cứ chiều vợ rồi trả nợ thay cho vợ mãi. Hiện tại còn kiếm được tiền, chứ đâu ai biết trước được tương lai, nhỡ công việc không thuận lợi mà vợ vẫn tiêu hoang như thế, cuối cùng khổ cả mình lẫn con.

Vay thấu chi: Hình thức vay tiền nhanh và có nhiều ưu điểm, nhưng cũng dễ trở thành hố đen nợ nần!

Trong chia sẻ phía trên, anh chồng có đề cập đến việc vợ thường xuyên lạm dụng khoản vay thấu chi để trang trải những lúc bí bách. Đây là hình thức cho vay mới được nhiều ngân hàng cung cấp trong những năm gần đây.

1 - Vay thấu chi là gì?

Vay thấu chi là dịch vụ cho vay mà trong đó, ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu, thanh toán vượt quá số tiền thực có trong tài khoản, ở một hạn mức nhất định. Tùy vào lịch sử chi tiêu, lịch sử tín dụng của từng khách hàng mà ngân hàng sẽ xét duyệt một hạn mức thấu chi khác nhau.

Ảnh minh họa

Ví dụ: Số tiền thực có trong tài khoản thanh toán của bạn là 10.000.000đ và hạn mức thấu chi mà ngân hàng xét duyệt cho bạn là 30.000.000đ. Vậy thì lúc này, bạn có thể chi tiêu tối đa 40.000.000đ.

Tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà quá trình đăng ký vay thấu chi có thể thực hiện online trên ứng dụng e-bank, hoặc phải tới trực tiếp quầy giao dịch. Tuy nhiên, phần lớn các ngân hàng hiện tại đều xét duyệt cấp khoản vay thấu chi qua hình thức online, nếu lịch sử giao dịch và lịch sử tín dụng của khách hàng đủ điều kiện.

2 - Ưu điểm của khoản vay thấu chi

So với các khoản vay tín dụng hoặc khoản vay tiêu dùng khác, vay thấu chi có những ưu điểm nổi bật dưới đây:

  • - Không tiêu, không bị tính lãi.

Ví dụ: Số tiền thực có trong tài khoản thanh toán của bạn là 10.000.000đ và hạn mức thấu chi mà ngân hàng xét duyệt cho bạn là 30.000.000đ. Lúc này, bạn có thể chi tiêu tối đa 40.000.000đ, nhưng nếu bạn chỉ chi tiêu trong vòng 10.000.000đ đổ lại - là số tiền bạn thực có, khoản vay thấu chi của bạn sẽ không bị tính lãi.

  • - Chỉ tính lãi dựa trên số tiền chi vượt chứ không phải dựa trên hạn mức thấu chi.

Ví dụ: Số tiền thực có trong tài khoản thanh toán của bạn là 10.000.000đ và hạn mức thấu chi mà ngân hàng xét duyệt cho bạn là 30.000.000đ. Tổng số tiền mà bạn đã chi tiêu trong 1 tháng là 15.000.000đ, đồng nghĩa với việc bạn đã tiêu vượt 5.000.000đ so với số tiền thực có trong tài khoản. Lúc này, ngân hàng sẽ tính lãi thấu chi dựa trên tổng số tiền bạn chi vượt, là 5.000.0000đ, chứ không phải dựa trên hạn mức thấu chi là 30.000.000đ.

  • - Có thể tất toán khoản vay bất cứ lúc nào mà không bị phạt phí trả trước.

3 - Nhược điểm của khoản vay thấu chi

Bên cạnh 2 ưu điểm lớn phía trên thì khoản vay thấu chi cũng có một nhược điểm rất lớn, chính là lãi suất cao. Vì điều kiện đăng ký vay thấu chi đơn giản, dễ dàng nên lãi suất của khoản vay này không hề thấp. Tùy vào chính sách của từng ngân hàng mà các khoản vay thấu chi sẽ có mức lãi suất khác nhau. Tuy nhiên trung bình, lãi suất của khoản vay thấu chi sẽ cao gấp 1,5 lần các khoản vay thế chấp có tài sản đảm bảo.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại