"Vợ tôi và tôi kết hôn năm 1968, cho đến nay đã trải qua hơn 50 năm chung sống dưới một mái nhà nhưng chúng tôi chưa bao giờ có một "cuộc chiến" về vấn đề tiền bạc.
Mặc dù đôi lúc chúng tôi có tranh luận nhưng chưa bao giờ có bất kỳ cuộc xung đột nghiêm trọng nào.
Mọi người thường hỏi tôi rằng "Làm thế nào để bạn giải quyết được vấn đề đó?" Và như thường lệ, bí mật mà tôi nắm giữ có thể tóm gọn trong ba từ: It's our money (Tiền của chúng ta).
Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi nhận thấy rằng không ít các cặp vợ chồng đã có những ý tưởng sai lầm về hôn nhân và tiền bạc.
Vào đầu những năm 60, chỉ có dưới 25% phụ nữ đã kết hôn được tuyển dụng. Điều này khiến cánh đàn ông cho rằng bất kỳ khoản tiền làm thêm giờ nào họ kiếm được đều là của riêng họ.
Rất hiếm khi các cặp vợ chồng ngồi với nhau và thảo luận nghiêm túc về những quan điểm mâu thuẫn của mình đối với tiền bạc - và nếu có, họ thường ở hai thái cực đối lập nhau hoàn toàn.
Quan điểm đó đã dẫn đến rất nhiều căng thẳng trong hôn nhân và vẫn còn phổ biến cho đến ngày nay.
Trên thực tế, tranh luận về vấn đề tiền bạc vẫn là một trong những nhân tố dự báo hàng đầu dẫn tới việc ly hôn.
Bất cứ ai đã kết hôn trong nhiều năm có thể thừa nhận rằng sự tương đồng trong vấn đề tài chính là một yếu tố thiết yếu giúp tạo nên một cuộc hôn nhân thành công.
Một người sống tằn tiện và một người tiêu xài phung phí sẽ phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn để có thể tìm được tiếng nói chung. Sự khác biệt về tư duy tài chính không nhất thiết khiến cho mối quan hệ sẽ bị hủy hoại.
Thay vào đó, các cặp đôi nên có một cuộc trò chuyện nghiêm túc ngay lập tức về các mục tiêu và giá trị tài chính.
Có một mối quan hệ hòa bình tài chính là trách nhiệm và hai cần tôn trọng lẫn nhau. Bằng cách này, mục tiêu mà cả hai hướng tới là dành thời gian để cải thiện tư duy tài chính lẫn nhau trong tương lai.
Tôi 75 tuổi và vợ tôi 79 tuổi và chúng tôi đã duy trì một cuộc hôn nhân hòa bình - phần lớn nhờ vào quan điểm chung về tiết kiệm và chi tiêu.
Bà ấy cũng như tôi đều đều có chung suy nghĩ về những vấn đề liên quan đến tiền bạc. Bất kỳ khoản thu nhập nào, dù ai kiếm được đều được coi là: Tiền của chúng ta, và chúng tôi đều quản lý nó cùng nhau.
Mặc dù vợ chồng tôi đã nghỉ hưu và hiện tại đang sống nhờ tiền lương hưu và trợ cấp của An sinh xã hội, nhưng triết lý tiền bạc của chúng tôi vẫn như cũ. Chúng tôi có một số tài khoản ngân hàng và tài khoản tiết kiệm chung.
Khi tiền vào một tài khoản, nó sẽ được phân bổ cho nhiều tài khoản khác. Ví dụ: chúng tôi có một tài khoản được chỉ định cho việc đi lại và một tài khoản khác cho các hóa đơn cố định hàng tháng, bao gồm các tiện ích, thuế và các chi phí khác.
Các tài khoản của chúng tôi chủ yếu được sử dụng để thanh toán những hóa đơn bằng thẻ tín dụng.
Cách tiếp cận ngăn xếp này là cách lập ngân sách của chúng tôi. Vấn đề cần lưu ý ở đây là chúng tôi biết cả hai sẽ không chi tiêu nhiều hơn số tiền mà chúng tôi có thể chi trả.
Nếu có thứ gì đó quan trọng mà chúng tôi cần hoặc muốn sở hữu, chúng tôi sẽ đợi đến khi tiết kiệm đủ tiền mặt và mua sau.
Nhiều chuyên gia tài chính sẽ tư vấn là không nên có các tài khoản chung. Điều này đồng nghĩa rằng họ gọi tôi là người cổ hủ.
Tuy nhiên, theo quan điểm của riêng mình, kiên quyết phân chia rạch ròi số tiền mà mỗi bên kiếm được là dấu hiệu của việc không hết lòng hoàn toàn với gia đình.
Nếu cả hai bên liên tục nghi ngờ về những quyết định tài chính của nhau, mối quan hệ đó khó có thể kéo dài trong tương lai.
Mặc dù một người đang còn đi làm có xu hướng muốn làm chủ một khoản tiền nhất định, nhưng một cuộc hôn nhân nên được xây dựng trên sự tin tưởng hoàn toàn giữa hai bên.
Trong khi đó, khăng khăng phân chia tiền tôi, tiền anh sẽ đi ngược lại cam kết này.
Vợ chồng tôi không coi mình là người giàu có. Nhưng chúng tôi không gặp quá nhiều trở ngại trong vấn đề tài chính bởi chúng tôi đã điều chỉnh các mục tiêu và giá trị của mình trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân.
Tôi nhận thấy rằng nếu bạn sớm loại bỏ sự khác biệt của mình và đồng ý rằng: Đó là tiền của chúng ta, thì cuộc hôn nhân sẽ duy trì lâu dài. Bằng không, hai vợ chồng không sớm thì muộn sẽ nắm tay nhau ra tòa án thôi!"
Đây là bài viết của Dick Quinn - một blogger tài chính và cộng tác viên của website MarketWatch. Trước khi nghỉ hưu vào năm 2010, Dick là phó chủ tịch mảng bồi thường và trợ cấp tại một công ty Fortune 500.