Từ tên lửa "Dvina"...
Dù có thiên nhiên hoang dã, văn hoá phong phú và nhiều món ăn đặc sản, Việt Nam được toàn thế giới biết đến, trước tiên là do họ đánh thắng, buộc Mỹ phải rút quân về nước.
Trong chiến công của Quân đội Việt Nam, đầu tiên phải kể đến lòng dũng cảm đáng kinh ngạc và sự kiên cường của chính những con người yêu nước. Nhưng, cũng không thể thiếu được sự giúp đỡ của Liên Xô.
Tổ hợp tên lửa phòng không SAM-2 S-75 "Dvina" có thể được coi là "món đồ chơi" Liên Xô phổ biến nhất của Quân đội Việt Nam.
Tên lửa SAM-2 (S-75 Dvina) từng khiến phi công Mỹ phải khiếp sợ.
Chính những tên lửa phòng không này đã khiến cho các phi công Mỹ không biết tới những chuyến bay an toàn trên tầng bình lưu và họ bắt buộc phải bay ở tầm thấp, nơi mà chính các tổ hợp pháo phòng không của Liên Xô nắm quyền làm chủ.
Chính cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã khiến cho các nhà hoạch định chiến lược Mỹ phải xem lại những quan điểm của mình về chiến thuật của các chiến dịch không quân, và phần nhiều là do những tên lửa S-75 của Liên Xô.
Sau khi giành được thắng lợi trước những kẻ xâm lược đến từ Mỹ, quá trình hợp tác giữa quân đội Liên Xô và Việt Nam vẫn được kế tục. Liên Xô đã nhận được căn cứ Cam Ranh, còn Việt Nam – một đồng minh đáng tin cậy sở hữu rất nhiều hệ thống vũ khí đa dạng. Và sự hợp tác này tiếp tục cho tới ngày nay.
Vào thời điểm hiện tại Nga đang là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Việt Nam. 90% số vũ khí nhập khẩu của Việt Nam là đến từ Nga.
Và hiện giờ, đó không chỉ còn là các tên lửa phòng không. Những "món đồ chơi" của quân đội Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Và trong những năm gần đây, số lượng nhập khẩu có chiều hướng tăng lên chứ không hề giảm đi.
Tàu ngầm Kio của Hải quân Việt Nam.
... tới tàu ngầm Kilo "Varshavyanka"
Một trong những bản hợp đồng đáng chú ý nhất là lô 6 chiếc tàu ngầm Kilo thuộc dự án 0636.1 "Varshavyanka". Các tầu ngầm điện-diezel tiếng ồn thấp này rất phù hợp đối với nhiệm vụ phòng thủ bờ biển, bởi vì Việt Nam không có ý định tấn công bất cứ ai nên những tàu ngầm này là hết sức cần thiết.
Theo bản hợp đồng ký kết vào năm 2009, Nga đã đóng cho Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm thuộc lớp này. 4 chiếc đã được bàn giao cho Hải quân Việt Nam, chiếc thứ 5 cũng đã có mặt tại Cam Ranh, còn chiếc thứ 6 trong quá trình thử nghiệm tại nhà máy.
Nhà máy mang tên Gorky tại Zelenodolsk (Nga) đóng cho Hải quân Việt Nam 4 chiếc tàu hộ vệ tên lửa tàng hình dự án 11661 Gepard-3.9. Hợp đồng trị giá 350 triệu USD để đóng 2 chiếc tàu đầu tiên được ký kết từ hồi năm 2006. Sau 7 năm, Việt Nam đã đặt thêm 2 chiếc loại này, nhưng với chi phí lên tới 700 triệu USD.
Cũng trong năm 2006, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng trị giá tỷ đôla để sản xuất các tàu mang tên lửa dự án 1241.8 "Molniya". Bản hợp đồng có giá trị lớn như vậy là do quá trình sản xuất các tàu này được triển khai ngay tại Việt Nam.
Tàu hộ vệ tên lửa tàng hình Gepard-3.9
Hai chiếc đã được đóng tại Nga và thêm 6 chiếc sẽ được đóng tại Việt Nam. 2 chiếc tàu cuối cùng của lô hàng này đã được hạ thuỷ vào giữa tháng 4 năm nay.
Các mối quan tâm của Quân đội Việt Nam không chỉ dừng trong lĩnh vực hải quân. Trong giai đoạn từ năm 2002 đến hết năm 2012, Việt Nam đã tiếp nhận từ Nga 24 máy bay tiêm kích Su-30MK2. Và trong năm nay sẽ hoàn tất việc tiếp nhận thêm 12 chiếc theo đơn đặt hàng từ năm 2013 với tổng giá trị lên đến 600 triệu USD.
Tuy nhiên, không nên nói rằng mối quan hệ Nga-Việt Nam hoàn toàn được các nhà sản xuất vũ khí chấp nhận. Trong chuyến công du của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam vào tháng 5 năm nay, Mỹ bất ngờ tuyên bố về việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Nhiều khả năng Mỹ lo ngại Nga gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực và cố gắng tác động lên tình hình nhằm gây khó dễ cho Nga trên thị trường vũ khí châu Á. Trên thực tế, có quá nhiều nghi ngờ về việc người Mỹ có thể làm được điều đó.