Nhà máy A29 (Cục Kỹ thuật) là trung tâm sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) phòng không cho các đơn vị phía Nam của Quân chủng PK-KQ.
Đặc biệt, Nhà máy đã được trên đầu tư một số trang thiết bị sửa chữa khí tài thế hệ mới như: Thiết bị kiểm tra chẩn đoán hỏng hóc (Vec tơ – M16); Trạm bảo dưỡng kỹ thuật radar 36D6 (MTO); các phương tiện đo kiểm soát các tham số của khí tài mới.
Nhờ có những thiết bị này mà từ năm 2014 đến nay, Nhà máy đã kiểm tra, sửa chữa được 19 modul của khí tài tên lửa S-300PMU1; radar KASTA-2E2 và đặc biệt là 7 modul của hệ thống radar tối tân 36D6. Dự kiến đến cuối năm 2016,
Nhà máy sẽ tiếp nhận và đi vào khai thác thiết bị chẩn đoán hỏng hóc bo mạng điện tử ATK của Belarus. Thiết bị này sẽ góp phần nâng cao năng lực kiểm tra sửa chữa các mô đun của khí tài công nghệ mới.
Thực hành cẩu gắp đạn tên lửa S-300.
Khi nói về việc Việt Nam quyết định trang bị hệ thống radar 36D6 cho tổ hợp tên lửa S-300PMU1, hồi đầu năm 2014, tạp chí The Diplomat nhận định đây là lựa chọn cực sáng suốt của Việt Nam dù radar 76N6 luôn được coi là 'mắt thần' của tổ hợp phòng không này. Vậy đâu là nguyên nhân cho sự lựa chọn này?
76N6 Clam Shell là hệ thống radar trang bị cho tổ hợp S-300 có nhiệm vụ chuyên bắt và bám mục tiêu tầm thấp. Đây là một radar tần số điều biến sóng liên tục (FMCW) được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp có diện tích phản xạ radar (RCS) nhỏ, đặc biệt là tên lửa hành trình.
Clam Shell có nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường lộn xộn gần mặt đất cũng như trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh. Hệ thống có khả năng tự động bám bắt và xử lý mục tiêu, 76N6 sẽ cung cấp các tham số cần thiết cho radar điều khiển hỏa lực của tổ hợp S-300.
Ăng ten FA-51MU của Clam Shell gồm 2 bộ phận truyền và nhận, ngăn cách bởi một tấm chắn ở giữa để tránh tràn tín hiệu từ máy phát vào máy thu. Ăng ten thường gắn trên tháp 40V6M cao 28 mét hoặc tháp 40V6MD cao 40 mét.
Clam Shell phát hiện được các mục tiêu có RCS chỉ 0,02 m2 di chuyển ở tốc độ 722 m/s. Mục tiêu bay ở độ cao 450 mét sẽ bị 76N6 phát hiện từ khoảng cách 92,6 km, nếu mục tiêu bay ở độ cao 914 mét, tầm trinh sát không dưới 120,38 km.
76N6 Clam Shell ở trạng thái hành quân
Hệ thống có mức tiêu thụ điện năng khoảng 1,4 kW, thời gian xảy ra lỗi kỹ thuật dự kiến không thấp hơn 100 giờ. Phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn và loại bỏ các đám mây rải nhiễu nhờ công nghệ FMCW là hai đặc tính ưu việt của 76N6.
Các máy bay nếu không được trang bị máy thu cảnh báo radar tương thích với công nghệ FMCW sẽ rất dễ bị tổn thương khi hoạt động ở khu vực có triển khai Clam Shell.
Dù được đánh giá rất cao nhưng Việt Nam đã không chọn 76N6 cho tổ hợp S-300 mà thay vào đó là hệ thống radar 36D6. Theo những thông số được công bố, 36D6 Tin Shield với chức năng tương tự radar 76N6.
Radar 36D6
Và lý do của sự lựa chọn này là bởi radar 36D6 được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với 76N6, nó có khả năng kháng nhiễu chủ động và nhiễu thụ động rất tốt. Bộ vi xử lý của radar 36D6 có khả năng quét chùm tia điện tử ở độ cao từ -20 +30 độ. Ăng ten có thể quét 360 độ chỉ trong vòng 5 - 10 giây.
Tin Shield có thể xử lý đồng thời 120 mục tiêu, trong đó có 30 - 60 mục tiêu ở chế độ tự động. Các thông tin được hiển thị trên màn hình dưới dạng ký tự số tạo thuận lợi cho kíp vận hành trong việc đọc dữ liệu.
36D6 bám bắt được các mục tiêu có RCS chỉ 0,1 m2 bay ở độ cao 50 m từ cách xa 27 km. Nếu mục tiêu bay ở độ cao 100 m, phạm vi phát hiện là 42 km. Tầm trinh sát với mục tiêu có RCS 1 m2 bay ở độ cao 6.000 mét lên tới 175 km.
Khả năng quét chùm tia điện tử và số lượng mục tiêu theo dõi cùng lúc nhiều hơn là hai lý do để Việt Nam lựa chọn radar 36D6 cho nhiệm vụ bắt thấp thay vì 76N6. Bên cạnh đó, công nghệ của radar 36D6 phù hợp để nâng cấp lên các tiêu chuẩn hiện đại hơn.