Việt Nam may mắn trồng được loại cây gia vị lâu đời nhất thế giới: Chỉ có dưới 10 quốc gia trồng được, thu gần 100 triệu USD kể từ đầu năm

Như Quỳnh |

Hiện Việt Nam đứng đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng này với Indonesia tăng nhập khẩu đến 600%.

Việt Nam may mắn trồng được loại cây gia vị lâu đời nhất thế giới: Chỉ có dưới 10 quốc gia trồng được, thu gần 100 triệu USD kể từ đầu năm- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Việt Nam sở hữu một loại cây gia vị quý hiếm lâu đời nhất trên thế giới là cây quế. Quế được phát hiện và sử dụng đầu tiên ở Trung Quốc. Sau đó lan sang châu Âu và đi khắp thế giới bằng con đường giao thương buôn bán. Trên thế giới, quế là cây gia vị hiếm chỉ có tại một số ít quốc gia gồm Trung Quốc, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Mỹ,…

Theo thống kê của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu quế của Việt Nam trong tháng 5/2024 đạt 11.176 tấn với kim ngạch đạt hơn 31 triệu USD, tăng mạnh 75% về lượng và tăng 63,4% về trị giá so với tháng 4/2024. Trong tháng 5, Ấn Độ, Bangladesh và Mỹ là 3 thị trường xuất khẩu chính với sản lượng lần lượt là 4.514 tấn, 1.693 tấn và 1.043 tấn.

Đáng chú ý, một số thị trường ghi nhận mức tăng đột biến trong tháng 5 là Indonesia với mức tăng 600%, Trung Quốc tăng 513%. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu trong tháng 5 bao gồm: Prosi Thăng Long đạt 1.833 tấn; Tuấn Minh đạt 713 tấn; Gia vị Sơn Hà đạt 566 tấn; Huy Chúc M & M đạt 562 tấn và Olam Việt Nam đạt 457 tấn.

Lũy kế từ đầu năm đến nay, nước ta xuất khẩu 33.528 tấn quế với tổng kim ngạch đạt hơn 96 triệu USD, giảm nhẹ 1,1% về lượng và giảm 4,4% kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Cũng trong 5 tháng đầu năm, các doanh nghiệp xuất khẩu quế hàng đầu bao gồm: Prosi Thăng Long đạt 4.581 tấn, chiếm 13,7% thị phần; Gia vị Sơn Hà đạt 2.288 tấn, chiếm 6,8%; Tuấn Minh đạt 1.713 tấn, chiếm 5,1%; Olam Việt Nam đạt 1.583 tấn, chiếm 4,7% và Senspices Việt Nam đạt 1.521 tấn, chiếm 4,5%.

Việt Nam may mắn trồng được loại cây gia vị lâu đời nhất thế giới: Chỉ có dưới 10 quốc gia trồng được, thu gần 100 triệu USD kể từ đầu năm- Ảnh 2.

Nguồn: VPA

Các thị trường xuất khẩu chính tiếp tục là Ấn Độ với 10.646 tấn, Mỹ đạt 4.180 tấn và Bangladesh đạt 3.735 tấn.

Ở nước ta, quế phân bố hầu khắp các vùng trên cả nước. Tuy nhiên, phải kể đến bốn vùng trồng quế tập trung là Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa – Nghệ An và Quảng Nam – Quảng Ngãi. Ngoài ra, mỗi vùng miền có thể có cách gọi tên khác như Quế Yên Bái, Quế Qùy, Quế Quảng, Mạy quế (Tày)… Trữ lượng vỏ quế Việt Nam ước tính khoảng 900.000 - 1.200.000 tấn, sản lượng thu hoạch bình quân 70.000 – 80.000 tấn/năm.

Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD vào năm 2022. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổng sản lượng quế của Việt Nam đạt hơn 41.400 tấn, chiếm 17% sản lượng toàn cầu và là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới. Quế có nhiều tác dụng trong sản xuất và cuộc sống như sử dụng làm gia vị, làm hương liệu, làm thuốc chữa bệnh, sử dụng để chế biến thức ăn, nuôi gia súc, gia cầm hoặc sử dụng làm phân bón…

Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, quế là một loại lâm sản ngoài gỗ hiện có nhu cầu thị trường quốc tế ngày một gia tăng, diện tích trồng quế ở Việt Nam cũng đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu thị trường, do vậy nếu không có những định hướng kịp thời, sẽ có nguy cơ đối mặt với những vấn đề phát triển không bền vững.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại