Viễn cảnh kinh hoàng chờ đợi những người ra khỏi nhà tù Mỹ

Quang Khiết |

Cuộc sống trong nhà tù Mỹ sẽ biến phạm nhân thành những người như thế nào khi mãn hạn? Bài viết sau phản ánh một sự thật đáng sợ để thấy rằng, luật pháp Mỹ là thứ... không nên đùa.

Vào 10h sáng ngày 15/4 tới đây, tòa án Mỹ sẽ đưa Minh Béo ra xét xử tại Văn phòng CJ-1 Central Jail, Santa Ana với 3 tội danh bị truy tố bao gồm:

Quan hệ đường miệng với trẻ em, âm mưu hành vi dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi và gặp gỡ một trẻ em vị thanh niên với ý định thực hiện hành vi dâm ô.

Nếu bị khép tội, ngồi tù sẽ là cái kết cay đắng dành cho nam diễn viên này.

Mới đây, chúng tôi đã gửi đến quý bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh về cuộc sống khủng khiếp bên trong nhà tù của những phạm nhân từng bị kết tội ấu dâm tại Mỹ.

Tuy nhiên, theo Chánh Biện lý quận Cam, bang California - ông Tony Rackauckas, nếu bị buộc tội, bên cơ quan cảnh sát nhà tù sẽ phải giam giữ riêng Minh Béo ở một khu vực khác chứ không thể giam giữ nam danh hài chung với các tù nhân còn lại.

Thế nhưng, cho dù có bị giam giữ ở phòng nào đi chăng nữa, cuộc sống bên trong nhà tù Mỹ cũng khiến những tù nhân sau khi mãn hạn trở thành những “con gà” ngáo ngơ. Điều này đã là sự thực và có thể sẽ chẳng bao giờ thay đổi tại xứ sở cờ hoa.

Nỗi nhớ mang tên cơm tù

Carlos và Roby, hai cựu tù nhân, có nhiệm vụ nghe chừng đơn giản nhưng kì thực không hề “ngon ăn” đó là đón những tù nhân trong ngày họ được tại ngoại và hướng dẫn họ hòa nhập cộng đồng.

Hai người đàn ông đang ngồi trong xe kiên nhẫn đợi đón ai đó. Carlos Cervantes ngồi ở ghế lái. Người đàn ông 30 tuổi với đôi mắt xanh như thủy tinh có vẻ ngoài điềm tĩnh nhưng trong lòng có rất nhiều điều phải kìm nén.

Anh đã phải tới đón Roby So ở Los Angeles vào tầm 3 giờ sáng để có thể có mặt ở Trung tâm Phục hồi Nhân phẩm Richard J. Donovan ở ngoại ô San Diego lúc 6 giờ sáng. Họ đã đợi ở đây một giờ đồng hồ rồi.


Carlos và Roby, hai cựu tù nhân, có nhiệm vụ nghe chừng đơn giản nhưng kì thực không hề “ngon ăn” đó là đón những tù nhân trong ngày họ được tại ngoại và hướng dẫn họ hòa nhập cộng đồng.

Carlos và Roby, hai cựu tù nhân, có nhiệm vụ nghe chừng đơn giản nhưng kì thực không hề “ngon ăn” đó là đón những tù nhân trong ngày họ được tại ngoại và hướng dẫn họ hòa nhập cộng đồng.

Roby So hơn Carlos 3 tuổi nhưng trông trẻ trung hơn. Anh không ngừng cười đùa về chuyện vừa nói với Carlos là phải đợi tới mai mới được ăn bánh quy với nước sốt thịt bởi thứ hai là ngày của bánh kếp.

Anh vẫn nhớ về lịch ăn trong tù. Đã bốn năm rồi kể từ ngày được tại ngoại, Roby vẫn chưa quên được những nếp sống trong tù.

Cứ như vậy hai người, Carlos từng ở tù 11 năm và Roby 12 năm, cứ ngồi đó hồi tưởng lại thực đơn trong tù và tự cười với nhau, kiên nhẫn chờ đợi. Sau hơn 3 tiếng rưỡi, cuối cùng nhân vật mà Carlos và Roby chờ đợi, Dale Hammock cũng xuất hiện.

Ra tù, ngáo ngơ như con gà

Đó là một người đàn ông da trắng, tầm 65 tuổi, đầu hói, hai cánh tay đầy những hình xăm trong trang phục quần soọc, áo thun trắng, giày slip-on vải và tất trắng kéo lên gần đầu gối.

Hammock ưỡn ngực đi về phía Carlos và Roby. Nếu ở trong tù thì hành động ấy toát lên một sức mạnh và uy quyền gì đó nhưng bước khỏi cánh cổng nhà tù thì điệu bộ đó hết sức kì quặc, như kiểu bị dị dạng.

Carlos và Roby thân thiện chào mừng Hammock đã trở về. Họ tự giới thiệu và vội vàng thu dọn đồ dùng của Hammock lên xe như thể họ đã làm những việc này hàng chục lần rồi trong khi Hammock đứng đó một cách ngây ngô.


Dale Hammock đã ngồi tù 21 năm.

Dale Hammock đã ngồi tù 21 năm.

Carlos đưa cho Hammock chiếc chìa khoá và hỏi ông ta có muốn mở cốp xe để đồ phía sau không nhưng đó Hammock chưa từng nhìn thấy chiếc chìa khoá nào mà nhiều nút như vậy.

Sau khi nhìn chiếc chìa khóa một giây, Hammock trả lại và nói: “Tôi chẳng biết làm gì với cái này”. Chả là Hammock mới được phóng thích sau 21 năm sống trong tù.

Khi Roby lấy điện thoại ra chụp cho Hammock xem một tấm ảnh, ông đã rất ngạc nhiên: “Mọi thứ bây giờ chỉ cần chạm vào là có tất đúng không?”.

Không biết liệu Hammock có nhận ra rằng đàn ông Mỹ không còn để tóc dài nữa, thiên hạ không còn dùng tiền mặt nữa không nhưng trong nhà vệ sinh công cộng, ông đã không biết cách sử dụng chai nước rửa tay treo trên tường.

Nói đâu xa, Roby trước đây cũng chẳng hơn gì Hammock. Khi Roby được ra tù, cha anh và một người em họ đã đưa anh đến một khu mua sắm. Những thanh âm trao đổi mua bán ở đó làm anh váng vất.

Ở trong tù, ai nấy đều đi đứng chậm rãi, giữ khoảng cách trong khi ở đây Roby bị người ta đi qua chen lấn, xô đẩy.

Sau 12 năm mặc đồ tù do nhà nước cấp, anh không có một ý nghĩ nào về việc phải mua một thứ gì khác nên chẳng biết cả cỡ quần áo của minh khi được hỏi.

Cả Carlos, Roby, Hammock và bao nhiêu người khác nữa là nạn nhân của một bộ luật nghiệt ngã. Ở tù quá lâu, họ đã đánh mất hết ý niệm về cuộc đời.

Trong một nghiên cứu gần đây, nhà xã hội học Bruce Western của Đại học Harvard mô tả một người phụ nữ “thường xuyên quên ăn sáng hoặc ăn trưa trong nhiều tháng liền vì chị đã quen với việc được gọi đi ăn ở trong tù”.

Một cựu tù nhân nam giải thích, sau 15 năm ở tù, anh tự thuyết phục mình rằng chiếc xe đang đỗ kia sẽ bằng cách nào đó nổ máy và đưa anh đi.

Nói chung, nhiều năm sống trong tù có thể khiến người ta rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương theo cách gần như không thể hiểu nổi, đôi khi gần như bất lực.

Giữa những năm 2000, cái bóng lờ mờ của “cuộc khủng hoảng tái hoà nhập của tù nhân” ở Mỹ đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ của các nhà xã hội học và hoạch định chính sách.

Một loạt những nghiên cứu, các chương trình của chính phủ, các nhóm công tác, sáng kiến ​​phi lợi nhuận và các hội nghị hiện được biết đến với tên gọi “phong trào tái hoà nhập” ra đời.

Những chương trình này tập trung vào cung cấp nhà ở, đào tạo nghề hoặc điều trị cai nghiện, giúp cựu tù nhân “lấy lại” tầm nhìn do bị mất phương hướng sâu sắc.

Theo các nhà nghiên cứu của phong trào này, thông thường sự bất ổn tâm lý của những ngày hoặc tuần đầu tiên – biểu hiện ở sự suy nhược – nguy hại đến mức những cựu tù nhân thậm chí không thể xác định phương hướng khi tham gia giao thông.

Ngoài ra, những cựu tù nhân này còn hình thành chứng quá sợ hãi đám đông, bị các loại thẻ, phiếu, giấy tờ và việc trao đổi bình thường ngoài đời thực làm cho hoang mang.

Lạng quạng là bị tù chung thân

Hammock bị tống vào tù năm 1994, thời điểm những cải cách về việc kéo dài thời gian thụ án áp dụng cho tù nhân trên khắp nước Mỹ được thực thi, trong đó Luật Bất quá tam có hiệu lực chỉ vài tháng trước khi Hammock bị bắt.

Bộ luật này áp dụng án chung thân cho hầu hết các tội trạng nếu người phạm tội đã hai lần phạm trọng tội.

Tuy nhiên, điều đáng nói là trong bộ luật hình sự của bang California, “trọng tội” hoặc “bạo lực” được hiểu rất rộng. Chẳng hạn ăn cắp một chiếc xe đạp cũng được coi là “trọng tội”.

Các bộ luật tương tự cũng nhanh chóng được đưa ra ở các bang khác, kể cả dự luật tội phạm liên bang năm 1994. Đó chính là điểm đặc trưng của chính sách cứng rắn với tội phạm tại thập kỷ đó.

Nhiều phạm nhân bị kết án chung thân vì những vi phạm “ngớ ngẩn”.


Nhiều phạm nhân bị kết án chung thân vì những vi phạm “ngớ ngẩn”.

Nhiều phạm nhân bị kết án chung thân vì những vi phạm “ngớ ngẩn”.

Lester Wallace bị bắt khi đang cố ăn cắp một cái radio trên xe hơi vào buổi sáng đầu tiên luật có hiệu lực hoặc Curtis Wilkerson lĩnh án tù 16 năm vì lân la ăn cắp một đôi tất trong cửa hàng bách hoá.

Khi ra tù, Wilkerson nói anh không thể hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Với anh, đã nói đến tất thì chỉ có duy nhất tất trắng, không có tất sọc.

Trở lại chuyện Hammock, một buổi sáng cách đây 21 năm, ông bị cảnh sát tóm cổ vì tàng trữ ma túy dưới ghế xe hơi.

Hammock giả vờ không biết gì về chỗ ma túy kia vì đó là xe đi mượn nhưng cảnh sát còn phát hiện một lượng ma túy đá có giá trị gần 1.000 USD trong túi áo ông ta.

Hammock là một con nghiện. Năm 1973, ông ta đã từng bắn bị thương một người đàn ông và giật ví của một người cô gái 19 tuổi (trong ví có… 2 USD) năm 1978 để lấy tiền chơi ma túy.

Như vậy, tổng cộng Hammock đã phạm tội 3 lần, đủ để nhận án 31 năm tù chung thân.

Còn Carlos lớn lên ở San Gabriel Valley, phía đông Los Angeles. Cha anh ruồng bỏ mẹ anh khi bà có mang. Carlos giống cha và điều đó khiến anh gặp bất hạnh: mẹ anh ghét anh và hành hạ anh.

Chẳng bao lâu bà đi bước nữa. Người chồng mới của mẹ mua quần áo cho mấy đứa con riêng của ông ta nhưng Carlos và anh trai chẳng có gì. Một hôm, anh được cha gửi cho 100 đô la nhưng bị mẹ xén bớt.

Sống trong cảnh thiếu thốn và bất công, Carlos thích cảm giác hả hê mà đồng tiền mang lại. Anh bắt đầu ăn cắp xe và mang về nhà. “Sau đó, tôi sống cuộc đời của một tên trộm”, Carlos kể.

Một buổi chiều, Carlos bị mấy tay trong một băng lớn tuổi hơn tấn công. Anh rủ hai “chiến hữu” đi lòng vòng tìm mấy gã kia để trả thù. Một chiến hữu của Carlos bắn bị thương một gã nhưng Carlos là người duy nhất bị tóm.

Sau khi chờ đợi 2 năm trong nhà giam của hạt, cuối cùng anh được cơ quan chức năng đưa ra một thoả thuận.

Carlos có thể nhận tội giết người không thành và bị kết án 12 năm tù như người lớn, hoặc có thể thuê luật sư biện hộ để kháng án và sẽ phải nhận 35 năm tù nếu thất bại. Carlos đồng ý với “phương án” 1 - thoả thuận. Lúc đó anh 16 tuổi.

Roby So là người gốc Campuchia. Cha mẹ anh đã vượt qua “cánh đồng chết” đến Mỹ và mở một cửa hiệu giặt ủi và một cửa hàng ở Los Angeles.

Roby lớn lên ở Echo Park, một khu nguy hiểm vào những năm 1980, nơi anh sa ngã và gia nhập một băng đảng trẻ em đồng hương.

Trong một lần chở 4 người bạn tới dự tiệc ở San Diego, một người trong số đó đã bắn người nhưng không trúng. Tuy nhiên, khẩu súng vẫn còn trong thùng xe của Roby khi cả nhóm bị bắt tại một trạm xăng. Roby bị kêu án 13 năm tù giam.

Trong vòng 40 năm qua, số tù nhân của bang California đã tăng gấp 5 lần. Cơ sở vật chất tại các nhà tù phải vận hành với 135% công suất, các phòng tập thể dục được chuyển đổi công năng thành ký túc xá.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại