Thời kì Tam Quốc , các thế lực cát cứ nổi lên, chỉ có Ngụy Thục Ngô cười đến cuối cùng, Đổng Trác, Viên Thiệu, Viên Thuật, các thế lực này không hề yếu, nhưng vì sao cuối cùng vẫn thất bại?
Bên cạnh không có nhiều người tài là một nguyên nhân rất lớn, cộng thêm với con mắt chiến lược hạn chế, diệt vong là chỉ là chuyện sớm chiều.
Bản thân một người bắt đầu với hai bàn tay trắng như Lưu Bị, có thể tạo được cho mình một chỗ đứng vững chắc như vậy có công rất lớn của Ngũ hổ tướng dưới trướng ông, tuy nhiên, trong đó có một người, so với 4 người còn lại, thì vai trò của ông trong thời kì sau của Tam Quốc ít hơn rất nhiều, ông chính là mãnh tướng Tây Lương, Mã Siêu.
Trong tiểu thuyết "Tam Quốc diễn nghĩa", Mã Siêu và Trương Phi sau khi đại chiến đã quy thuận Lưu Bị, không có nhiều cơ hội xuất trận, sau này khi Lưu Bị mất, quân Tào chia quân ra làm 5 tuyến thảo phạt Thục Hán, Gia Cát Lượng để Mã Siêu trấn thủ ải Tây Bình, mai phục, chống lại tộc Khương phản loạn.
Sự dũng mãnh của Mã Siêu hoàn toàn không thua kém Quan Vũ hay Trương Phi, nhưng những chiến công mà ông lập được so với Quan Vũ, Trương Phi hay Triệu Vân có lẽ còn kém xa, không đáng kể, Lưu Bị phong cho Mã Siêu làm một trong Ngũ hổ tướng, phần nhiều có tác dụng động viên.
Thực ra, Lưu Bị bỏ lỡ mất cơ hội thống nhất thiên hạ, nếu ông có thể trọng dụng thế lực Mã Siêu, vậy thì Thục Hán có lẽ có cơ hội chiếm lấy và mở rộng căn cứ địa Tây Lương, lay động nền tảng căn cứ của Tào Ngụy ở phía Bắc, Gia cát Lượng trong Diễn nghĩa nói: "Mã Siêu rất được lòng tộc Khương, trong lòng người Khương, Mã Siêu là một vị thần võ."
Nhân vật Mã Siêu trên màn ảnh nhỏ.
Trong chính sử, Lưu Bị đối với Mã Siêu mà nói không hề bạc, sau trận Hán Trung, Mã Siêu được phong làm Tả tướng quân, đợi sau khi Lưu Bị xưng đế, Mã Siêu tiếp tục được phong làm Phiêu Kị tướng quân, Lương Châu thú...
Nhưng, nếu nói Lưu Bị có trọng dụng Mã Siêu hay không, thì câu trả lời là không, để rồi bỏ lỡ cơ hội có được Tây Lương và cả thiên hạ.
Vì sao Lưu Bị lại làm như vậy? Thực ra, nếu phân tích con người Mã Siêu một chút, ta sẽ hiểu ra, con người Mã Siêu không phải là một cấp dưới khiến người khác có thể yên tâm.
Mã Siêu từ khi còn nhỏ đã theo cha là Mã Đằng xuất chinh, Mã Đằng cũng là một thế lực lớn ở Tây Lương, ông cùng một thế lực cát cứ khác là Hàn Toại cũng nhau quản lý Lương Châu, trong tiểu thuyết, Mã Đằng vì giết Tào Tháo không thành, sự việc bị vỡ lở, cuối cùng bị hại, Mã Siêu sau khi hay tin đã cùng thúc phụ của mình khởi binh báo thù, nhưng trong chính sử không phải như vậy.
Nhân vật Mã Siêu trên màn ảnh nhỏ.
Mã Đằng và Hàn Toại vì việc quân mà nảy sinh mâu thuẫn, dần dần trở thành thù địch, Hàn toại giết chết vợ của Mã Đằng, hai người nảy sinh một trận chiến lớn, Tào Tháo lúc đó đã sai sứ giả tới khuyên Mã Đằng từ bỏ mọi thứ, vào triều làm quan, Mã Đằng đồng ý.
Theo lý mà nói, Tào Tháo đối xử rất tử tế với Mã gia, Mã Đằng sau khi vào triều được phong làm Vệ úy, Mã Siêu cũng được phong làm Thiên tướng quân, tiếp tục ở thuộc địa thay Mã Đằng thống lĩnh quân đội, con trai ông là Mã Hưu và Mã Thiết cũng lần lượt được phong làm Phụng xa đô úy và Kì đô úy.
Vốn dĩ cứ sống như vậy bình yên qua ngày, nhưng Mã Siêu lại lừa dối người thân của mình. Kiến An năm thứ 6, tức năm 211, Mã Siêu và Hàn Toại đóng quân tại Đồng Quan, rồi dẫn binh tiến công Tào Tháo, chính sự vong ân bội nghĩa này đã khiến Tào Tháo tức giận, tiêu diệt hết 3 đời nhà họ Mã.
Nhân vật Mã Siêu và Lưu Bị trên màn ảnh nhỏ.
Sau khi công kích Tào Tháo thất bại, Mã Siêu đầu quân cho Trương Lỗ, Trương Lỗ rất trọng dụng ông, kết quả khi Lưu Bị dẫn quân vào Tứ Xuyên đã phái Sử tiết Lý Khôi đi kết mối giao hảo với Mã Siêu, Mã Siêu ngay lập tức quy thuận, từ điểm này có thể thấy, Mã Siêu tuy lúc đánh trận rất dũng mãnh, nhưng sự tính toán, mưu đồ và thay chủ như thay áo của ông không hề được lòng Lưu Bị, Mã Siêu ở Thục quốc cũng không có quan hệ chính thống gì với Lưu Bị, Lưu Bị từ chối trọng dụng Mã Siêu cũng là lẽ thường tình.