Thái giám hay còn gọi là hoạn quan, công công, tự nhân là những thanh niên được tuyển riêng để phục vụ cung đình, hầu hạ vua chúa và phi tần trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến.
Theo lịch sử Trung Hoa, thái giám đã xuất hiện từ thời Tây Chu (hơn 1000 năm TCN) và ở giai đoạn này, họ không bị bắt buộc phải tịnh thân - tức cắt bỏ toàn bộ bộ phận sinh dục nam, đến đời nhà Tân - năm 221 TCN - nam giới mới phải tịnh thân để trở thành thái giám, mới được hầu hạ trong cung đình.
Lý do thái giám phải tịnh thân được cho là bởi nếu để nam giới tự do đi lại trong cung đình sẽ rất dễ xảy ra quan hệ bất chính với các cung tần mỹ nữ. Thế nên, việc biến đàn ông thành thái giám là một giải pháp tuyệt vời vào thời kỳ này.
Thái giám khi xưa (Ảnh: Internet)
Đây là một nhân vật tuy chỉ là quan nội thị, không được can dự chính sự nhưng lại có có uy quyền mạnh mẽ.
Họ là người gần với hoàng đế, hoàng hậu, hoàng thái hậu nên một khi đã lấy lòng được, có được lòng tin của những người quyền lực, thái giám sẽ ra sức lộng hành, thậm chí có khi còn can thiệp vào chuyện lập hoàng đế.
Trong phim ảnh Hoa ngữ, thái giám cũng là một đề tài được khai thác khá nhiều.
Họ thường có tạo hình là những người ái nam ái nữ, mặc trang phục chỉnh tề và tay luôn phải cầm một cây phất trần. Rất nhiều người thắc mắc công dụng của cây phất trần trên tay thái giám là gì. Bạn có thắc mắc tương tự vậy không?
Phất trần nguyên là cây chổi quét bụi, đuổi muỗi mòng, một trong những vật tùy thân của các Tỷ kheo ở Ấn Độ, thường được làm từ lông dê, gai vải bông xé nhỏ, vải hoặc vật cũ rách, nhánh cây, ngọn cây và có chức năng như một vật tùy thân cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho đời sống du hành.
Sau khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, phất trần là pháp khí biểu tượng cho sự tu tập đoạn trừ phiền não, chướng nạn đồng thời là vật trang nghiêm của các bậc cao tăng trong khi thực thi pháp sự.
Thái giám cầm phất trần là do ảnh hưởng tạo hình trong Kinh kịch và tuồng Quảng - hai loại hình văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc.
Trong những vở Kinh kịch, tuồng Quảng này, thái giám là vai có phục trang, lối vẽ mặt giống các vai khác nên mới được cho cầm cây phất trần để giúp người xem dễ phân biệt nhân vật hơn.
Sau này đã ảnh hưởng đến điện ảnh nên tạo hình thái giám trong các bộ phim thường cầm phất trần là vậy.
Thái giám cầm phất trần là do ảnh hưởng tạo hình trong Kinh kịch và tuồng Quảng - hai loại hình văn hóa nổi tiếng của Trung Quốc (Ảnh: Internet)