Mùa đông năm 2019, tôi tới một ngôi trường đại học nọ tuyển dụng thực tập, có một bạn sinh viên để lại ấn tượng rất sâu sắc với tôi.
Cô sinh viên ấy đã ứng tuyển vào vị trí trợ lý phòng thí nghiệm ở một chi nhánh của tập đoàn, trong khi một số sinh viên khác ứng tuyển vào vị trí kỹ thuật viên.
Khi đó vị trí kĩ thuật viên, chúng tôi còn cung cấp cho một khoản trợ cấp tái định cư khá hậu hĩnh.
Sau khi vòng phỏng vấn thứ nhất kết thúc, cô sinh viên ấy đã gọi điện cho tôi, hi vọng bản thân cũng nhận được đãi ngộ như vị trí kĩ thuật viên, đồng thời liệt kê ra một loạt thành tích của mình ở trường.
Cô sinh viên ấy nói rằng mình là cán bộ khoa, năm nào cũng được nhận học bổng, sau khi phỏng vấn xong phát hiện ra mấy bạn học thành tích không bằng mình lại được hưởng phúc lợi nhiều hơn mình, cô ấy đã rất bất ngờ.
Cô sinh viên hỏi tôi, giả sử tất cả bọn họ đều được nhận, vậy có phải lương của họ sẽ cao hơn của cô.
Tôi nói đúng vậy.
Cô sinh viên lại thắc mắc tiếp rằng vì sao những người năng lực kém ngược lại lại có thu nhập cao hơn mình?
Đây thực ra cũng là một vấn đề khá lớn ở nơi làm việc: lương tháng của bạn, do cái gì quyết định?
01
Nhân tố nào quyết định giới hạn trên trong mức lương của bạn?
Có người nói rằng lương của mình tất nhiên là do năng lực quyết định, có người lại nói là do ông chủ, có người lại cho rằng là cho chức vụ quyết định…
Tất cả những điều trên đều có lý nhưng không tuyệt đối, vậy lương tháng do điều gì quyết định?
Đối với phần lớn những người đi làm mà nói, nâng cao năng lực, thăng chức tăng lương là điều mà ai cũng nghĩ tới, nhưng trên thực tế, mức lương của bạn không hoàn toàn do năng lực quyết định.
Một nhà giáo dục đời sống chuyên nghiệp đã từng chỉ ra rằng tiền lương của một người được đồng xác định bởi "giá trị vị trí" và "quan hệ cung cầu".
Lấy ví dụ.
Cùng là một kiểu nhà, cùng chất lượng như nhau, nhưng nhà ở trung tâm thành phố tất nhiên sẽ đắt hơn ở ngoại thành, rất đơn giản, nhà cửa thì quan trọng nhất là vị trí, nhà ở trung tâm còn có thêm giá trị đầu tư, trong khi nhà ở vùng ngoài thành phần lớn chỉ có giá trị nghỉ dưỡng, không có giá trị đầu tư.
Vì vậy, dù cùng một kiểu nhà, cùng kích thước, nhưng vị trí càng tốt thì càng đắt đỏ, bởi lẽ chuỗi giá trị mà chúng tham gia quyết định giá trị của chúng.
Cũng giống như cô sinh viên ở đầu bài viết mà tôi đã đề cập tới, có thể thành tích học tập của cô ấy tốt hơn bạn học khác, có thể năng lực của cô ấy hơn các bạn khác, nhưng vị trí mà cô ấy ứng tuyển là vị trí trợ lý trong phòng thí nghiệm, giá trị của vị trí không cao bằng vị trí kĩ thuật viên, vì vậy, đãi ngộ của cô ấy tất nhiên cũng không bằng được vị trí kĩ thuật viên.
Là một sinh viên mới tốt nghiệp, vị trí mà cô ấy ứng tuyển có tính thay thế mạnh mẽ, vì vậy mà mức lương và đãi ngộ mà cô ấy được nhận cũng chỉ ở mức trung bình.
Vì sự hạn chế của chuyên ngành mà cô ấy không thể ứng tuyển được vị trí kĩ thuật viên, vì vậy, suy cho cùng thì thu nhập và năng lực của cô ấy cũng không tương xứng với nhau.
Thu nhập cao, không chỉ đồng nghĩa với việc bạn phải tạo ra giá trị nào đó, mà nó còn yêu cầu vị trí việc làm của bạn có tính "khan hiếm" nhất định.
02
Làm sao để tiến được vào đường đua ngành nghề có giá trị cao?
"Lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực", những lựa chọn dù cố ý hoặc vô tình thường quyết định sự thành bại trong phát triển sự nghiệp và mức thu nhập của chúng ta.
1. Lựa chọn ngành
Ngành nghề, về cơ bản là nhân tố quyết định giới hạn trên của mức lương của một người. Có sự chênh lệch lớn về lương giữa các ngành khác nhau cho cùng một vị trí.
Ví dụ, khoảng nhiều năm về trước, tôi làm nhân sự trong một tập đoàn xây dựng, khi đó tiền thưởng cuối năm của tôi thậm chí gấp 7 lần các bạn cùng lớp làm nhân sự trong ngành sản xuất.
Đó là một ví dụ điển hình cho câu nói "chỉ cần đứng ở đầu gió, lợn cũng có thể biết bay".
Vì vậy, với một người mà nói, khi lựa chọn công việc, trước tiên hãy nghĩ tới nhân tố ngành nghề, hãy lựa chọn ngành nghề có tốc độ phát triển cao, có như vậy bạn mới có thể được chia sẻ lợi nhuận của ngành và đi trên con đường phát triển nhanh hơn.
Tất nhiên xu thế ngành không bao giờ cố định cả, hãy cố gắng lựa chọn những ngành nghề có không gian phát triển lớn trong 10 năm tới, nếu bạn không có tầm nhìn xa tới vậy, vậy thì 3 tới 5 năm thôi cũng được.
2. Lựa chọn nơi làm việc
Sự chênh lệch trong mức lương ở từng khu vực là điều rất hiển nhiên. Cùng là một vị trí công việc, nhưng mức lương cho người ở thành phố ít phát triển hơn tất nhiên cũng kém người làm việc ở trung tâm thủ đô.
Thông thường mà nói, lựa chọn khu vực làm việc, cho thấy định nghĩa cuộc sống của một người. Có người thích sự náo nhiệt và cơ hội nơi đô thị, có người lại thích sự thoải mái và an tĩnh nơi thành phố nhỏ.
Khi lựa chọn khu vực làm việc, hãy căn cứ theo đặc điểm tính cách và giá trị quan của mình.
Nếu muốn một cuộc sống sôi nổi, tràn đầy đam mê và có những ước mơ lớn để thực hiện, vậy thì những thành phố phát triển có thể là nơi thích hợp để bạn trưởng thành.
Còn nếu muốn an ổn, sống đơn giản, vậy thì những thành phố nhỏ hay vùng quê sẽ là lựa chọn không tồi.
Khi lựa chọn khu vực, hãy nghĩ tới mục tiêu cuộc sống của mình, bạn mong chờ gì trong cuộc sống, nghĩ về những áp lực và thử thách với tính cách của bản thân, và cả phương hướng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
3. Lựa chọn doanh nghiệp
Doanh nghiệp lớn nhỏ có rất nhiều, vậy làm sao để từ trong đó chọn ra một doanh nghiệp phù hợp với mình? Ở đây, có 2 tiêu chuẩn để tham khảo.
Thứ nhất là loại hình doanh nghiệp, thứ hai là giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Các loại hình doanh nghiệp chủ yếu có doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh…
Các doanh nghiệp có các hình thức sở hữu khác nhau có sự khác nhau về hệ thống quản lý, phong cách văn hóa và không gian phát triển.
Chẳng hạn như doanh nghiệp nhà nước có xu hướng tập hợp một lượng lớn nguồn lực trong ngành, nhưng về tăng trưởng cá nhân thì hơi máy móc, có xu hướng ổn định; doanh nghiệp nước ngoài có hệ thống quản lý và đào tạo tương đối quy chuẩn, nhưng thường dễ đào tạo con người thành một cái đinh vít trên một cỗ máy tiêu chuẩn; tính thách thức và không gian phát triển của doanh nghiệp tư nhân là tốt, nhưng quản lý thường không được chuẩn hóa.
Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm thời kỳ khởi nghiệp, thời kỳ tăng trưởng, thời kỳ trưởng thành và thời kỳ suy tàn. Giai đoạn đầu có nghĩa là rủi ro cao và lợi nhuận cao.
Vì vậy, lựa chọn doanh nghiệp phụ thuộc vào giá trị quan của bạn, tức là bạn cho rằng điều gì là quan trọng nhất đối với bạn lúc này.
4. Lựa chọn vị trí
Vị trí làm việc rất quan trọng, ở mỗi công ty đều có một số vị trí chủ chốt, các vị trí này liên quan trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, ta gọi đó là "vị trí cốt lõi", lương của nhân viên ở các vị trí này nhìn chung là cao.
Vậy thì, vấn đề đó là, nhiều người có thể xác định được các vị trí cốt lõi của công ty, rồi có tư tưởng "một bước thăng hoa" khi đi xin việc, không phải vị trí này tôi nhất định không làm.
Yêu cầu đối với những người ở vị trí cốt lõi thường là "hai cao", năng lực cao và hiệu suất cao, cho nên, không phải ai cũng có thể ngồi ở vị trí như vậy ngay từ đầu.
Vì vậy, trong chọn nghề, chúng ta thực ra không nhất thiết phải "một bước thăng hoa", cũng không cần phải liên tiếp chuyển nghề, nhảy việc.
Bạn có thể nhắm mục tiêu vào "khu vực" có giá trị cao trước, sau đó bắt đầu từ phần rìa, từ từ tiến sâu vào khu vực cốt lõi đó, đây cũng là một lựa chọn khá an toàn và hiệu quả.
Nếu bạn cứ luôn băn khoăn việc đồng nghiệp có năng lực kém hơn mình nhưng lương cao hơn mình, thì việc bạn phải làm tiếp theo không phải là đố kỵ, ghen ghét hay tìm lãnh đạo để chỉ trích, phàn nàn mà hãy đứng từ góc độ mới, xác định lại các yếu tố quan trọng đối với mức lương và hãy cố gắng để bản thân bạn có ít nhất một hoặc hai trong số đó.
Bằng cách này, bạn có thể nhận được một mức thu nhập tốt. Nếu trước mắt bạn vẫn chưa sở hữu bất kì điều nào, vậy thì "thời điểm tốt nhất để trồng cây là mười năm trước, tiếp theo là bây giờ".