Vì sao lãi suất huy động khó giảm?

Hằng Kim |

5 tháng đầu năm nay, tăng trưởng huy động vốn luôn thấp hơn so với tăng trưởng cho vay- trái ngược so với cùng kỳ năm trước...

Theo báo cáo thị trường tiền tệ hàng tuần vừa của Nhóm phân tích và tư vấn khách hàng cá nhân thuộc Công ty chứng khoán SSI (SSI Retail Research), trong tuần đến ngày 14/6, NHNN bơm ròng 5.650 tỷ đồng thông qua tín phiếu đáo hạn, lượng tín phiếu lưu hành giảm về 64,8 nghìn tỷ đồng; kênh OMO không phát sinh giao dịch và duy trì số dư bằng 0.

Lãi suất trên liên ngân hàng nhích tăng 12-13 điểm cơ bản (bps), hiện ở mức 3,28%/năm với kỳ hạn qua đêm và 3,4% với kỳ hạn 1 tuần, tăng so với tuần trước đó. Chênh lệch lãi suất qua đêm của VND-USD là 0,83%.

Lãi suất huy động thị trường 1 ổn định ở mức 4,1%-5,5% với kỳ hạn dưới 6 tháng; 5,5-7,45% với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng; và 6,4-7,8%/năm với kỳ hạn 12,13 tháng, cá biệt có một số ngân hàng có thị phần huy động nhỏ đưa ra mức lãi suất trên 8%/năm.

Tăng trưởng tín dụng cuối tháng 5/2019 là 5,74%, thấp hơn 0,48% so với cùng kỳ 2018. Khác với nửa đầu năm 2018 huy động tăng ngang bằng với tín dụng, trong 5 tháng đầu năm 2019, tăng trưởng huy động luôn thấp hơn so với tín dụng.

Theo nhóm phân tích, áp lực huy động vốn với các ngân hàng thương mại vẫn cao và lãi suất huy động sẽ khó giảm, nhất là ở các kỳ hạn dài. Lãi suất giảm, nếu có, sẽ chỉ giới hạn ở các kỳ hạn ngắn do lãi suất trên liên ngân hàng đang thấp. Mặt khác, các NHTM cũng muốn kéo dãn chênh lệch giữa kỳ hạn ngắn và dài để tạo sự hấp dẫn cho kỳ hạn dài, từ đó tăng tỷ trọng huy động vốn trung và dài hạn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại