Bạn đã từng tự hỏi rằng chim gõ kiến có thể gõ đầu vào thân cây rất nhanh - với khoảng 20 lần/giây và liệu chúng có bị đau đầu không? - câu trả lời là không và đây là những lí do:
1. Sở hữu bộ não và hộp sọ đặc biệt
Trên thế giới, hiện tại có hơn 300 loài chim gõ kiến khác nhau. Tuy nhiên, phần não của chúng khá nhỏ và nhẹ, thế nên việc gõ của chúng không gây ảnh hưởng gì quá lớn tới não của chúng. Theo thống kê, trung bình mỗi bộ não của từng con chim gõ kiến nặng chưa tới 2g.
Được biết, não của chim gõ kiến được nằm trọn trong phần hộp sọ chắc chắn sẽ giúp giảm áp lực vào não cũng như não sẽ không bị rung lắc liên tục bên trong.
Xương chịu nén ở sọ hợp lại tạo thành một lớp đệm bảo vệ. Đồng thời, mí mắt nhắm chặt giúp chim gõ kiến bảo vệ mắt khỏi bị các mảnh gỗ bắn vào và giữ con ngươi được cố định - tránh trường hợp lực tác động mạnh có thể làm văng hoặc lệch con ngươi.
2. Các bộ phận còn lại cũng góp phần bảo vệ
Để gõ cây thật sự "có nghề", chim gõ kiến đã phải khởi động toàn bộ phần cơ trên cơ thể để có thể chống tổn thương tốt nhất. Do đó, chỉ có chưa tới 0,5% lực tác động gây ảnh hưởng của chim gõ kiến sau mỗi cú gõ của nó.
Thêm vào đó, chúng cũng có những bí kíp khác để tránh tổn thương vào vùng não nặng nề. Chẳng hạn như việc gõ của chúng không hề là gõ vào 1 điểm, mà gõ theo dạng hình tròn để phân tán lực tác động.
Thêm nữa, mỗi lần gõ thân cây để kiếm ăn, chim gõ kiến không gõ liên tục mà sẽ nghỉ một chút để giúp não được ổn định.
Phần mỏ chim cũng rất quan trọng, thuờng thì cấu tạo mỏ trên luôn dài hơn mỏ dưới nhưng phần xương ở mỏ dưới lại chắc chắn hơn, như vậy khi chim gõ vào cây thì lực được phân bố xuống phần mỏ dưới, nó sẽ chịu lực và cũng ngăn tác động thẳng vào não.
Mí mắt dưới của chim gõ kiến cũng rất quan trọng để bảo vệ mắt của chúng, thử hình dung không chỉ có não mà phần mắt cũng phải được bảo vệ. Khi gõ thì mí mắt sẽ nhắm chặt lại, tránh để cầu mắt rung lắc nhiều lần.
Cuối cùng là ở phần đuôi, cơ thể chúng có những gai nhọn để cắm chặt vào thân cây khi đu bám. Lúc đó, chim gõ kiến dùng móng chân bám chặt vào thân cây, kết hợp với đuôi đóng vai trò như một chân thứ ba giúp tăng thêm thăng bằng và chắc chắn cho cơ thể khi hoạt động.