"Vết tích" để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại

Khánh An |

Hãy cùng quan sát những bức tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh để xem bạn có cảm nhận gì.

Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Hoa, bắt đầu từ năm 1616 khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xây dựng nhà Hậu Kim. Nhà Thanh kéo dài 296 năm, trải qua 12 đời vua. 

Mặt trời rồi cũng phải lặn xuống, cực thịnh tất sẽ suy, chế độ phong kiến định trước là sẽ bị lịch sử đào thải, từ những những bức họa chân dung của 12 vị Hoàng đế Thanh triều đã cho thấy điều này.

Thanh Thái Tổ Ái Tân Giác La Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Lỗ Nhĩ Cáp Xích tận dụng 13 bộ giáp để khởi binh, dùng các sách lược như liên hôn, kết đồng minh với các nước xa, tấn công nước gần… đã dần thống nhất được tộc Nữ Chân, thậm chí đến tận 1 năm trước khi thành lập nhà nước Hậu Kim, nhà Minh vẫn cho rằng Nỗ Nhĩ Cáp Xích là người không có dã tâm, chứ nào có ngờ đến việc Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã sớm thông thạo lịch sử Trung Quốc, chí lớn tại thiên hạ.

Nỗ Nhĩ Cáp Xích là người đặt nền móng cho Đại Thanh, ông qua đời năm 1629 sau Công nguyên. Có ý kiến cho rằng ông là mắc bệnh qua đời, lại có giả thuyết là ông bị pháo bắn mà chết.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 2.

Thanh Thái Tông Ái Tân Giác La Hoàng Thái Cực

Ông là con trai thứ 8 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích kế thừa ý chí của cha, năm 34 tuổi được tôn làm Đại Hãn.

Ông có công trấn áp các nước chư hầu của nhà Minh, mở đường cho quân Thanh tiến vào sâu trong lục địa Trung Nguyên, đề xướng chủ trương "Mãn Hán nhất thể", giải quyết mâu thuẫn giữa người Mãn và người Hán, không ngừng cải cách đổi mới, phát huy thực lực quốc gia.

Năm 1636, Hoàng Thái Cực lên ngôi Hoàng đế, sau 17 năm tại vị, ông qua đời khi vẫn chưa nhìn thấy ngày sự nghiệp chinh phạt Trung Quốc, đánh đổ nhà Minh được hoàn thành.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 3.

Thanh Thế Tổ Thuận Trị Đế - Ái Tân Giác La Phúc Lâm

Ông là con trai thứ 9 của Hoàng Thái Cực. Cuộc hôn nhân của cha mẹ ông là cuộc hôn nhân chính trị giữa người Mãn và Mông Cổ.

Trong cuộc chiến tranh giành ngôi báu giữa chú là Đa Nhĩ Cổn và anh trai là Hào Cách, Ái Tân Giác La Phúc Lâm khi ấy mới 6 tuổi đã được chọn làm người kế vị, chịu sự khống chế, quản thúc của Đa Nhĩ Cổn suốt một thời gian dài.

Sau khi Đa Nhĩ Cổn qua đời, Thuận Trị đã trấn áp các thế lực khác, trọng dụng quan viên người Hán, nhằm hòa hoãn mâu thuẫn giữa người Mãn và người Hán, thực hiện các biện pháp đàn áp, vây bắt các hoạt động phản Thanh, đến những năm cuối trong thời gian trị vì của Thuận Trị, đất nước cơ bản đã thống nhất. Năm 1661, Thuận Trị qua đời khi mới chỉ 24 tuổi.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 4.

Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế Ái Tân Giác La Huyền Diệp

Khang Hi lên ngôi khi mới 8 tuổi, tại vị 61 năm, là vị Hoàng đế trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc.

Khi mới lên ngôi, Khang Hi phải đối mặt với cảnh quyền thần tranh đoạt, thiên hạ chưa yên, ông vừa phải củng cố Hoàng quyền, vừa phải dẫn quan dẹp loạn Tam phiên, giành chiến thắng trong cuộc chiến với Sa Hoàng Nga, đồng thời ra sức xóa bỏ tàn dư ảnh hưởng của nhà Minh, thực hiện chính sách cấm biển.

Những năm cuối đời dần mệt mỏi, các vị Hoàng tử kết bè tranh ngôi báu khiến Khang Hi thêm muộn phiền. Năm 1722, Khang Hi đế bệnh nặng qua đời, người được ông truyền ngôi báu cho đến lúc đó vẫn còn là ẩn số.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 6.

Thanh Thế Tông Ung Chính Đế Ái Tân Giác La Dận Chân

Ông là vị Hoàng đế chuyển tiếp trong thời "Khang Càn thịnh thế" của nhà Thanh.

Tuy rằng Ung Chính Đế chỉ tại vị có 13 năm ngắn ngủi, nhưng lại có những biện pháp quyết liệt, chỉnh đốn, giải quyết những vẫn đề mà Khang Hi Đế để lại, quét sạch nạn quan liêu, nghiêm trị tham nhũng, xây dựng Quân cơ xứ để củng cố Hoàng quyền, trọng nông ức thương, xóa bỏ hộ tịch cấp thấp, nới lỏng lệnh cấm kinh doanh đường biển, được "Minh Sử cảo" đánh giá là vị Hoàng đế nghiêm minh. 

Năm 1735, Ung Chính Đế qua đời một cách bí ẩn, có lời đồn ông qua đời do ăn đan được.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 7.

Thanh Cao Tông Càn Long Đế Ái Tân Giác La Hoằng Lịch

Ông được ca ngợi là vị Hoàng đế có tuổi thọ và võ công toàn diện trong lịch sử. Thực tế ông còn có thời gian nắm giữ quyền lực dài hơn cả Khang Hi Đế.

Cuộc đời của Càn Long Đế vô cùng thuận lợi, không có đối thủ tranh ngôi báu, có sức khỏe dồi dào, kế thừa cơ nghiệp vững chắc của tổ tiên, đưa cơ nghiệp Đại Thanh tiến tới đỉnh cao, mở rộng cơ đồ.

Nhưng trong thời gian tại vị Càn Long Đế lại trọng dụng Hòa Thân – một đại tham quan dẫn đến sự thất thoát vô cùng nghiêm trọng về tiền bạc của Thanh triều.

Bên cạnh đó, Càn Long còn thi hành các chính sách như bế quan tỏa cảng – là một trong các nguyên nhân khiến nhà Thanh suy vong sau này. Năm 1799, Càn Long Đế qua đời, Đại Thanh đã bắt đầu suy yếu.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 9.

Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế Ái Tân Giác La Ngung Diễm (Vĩnh Diễm)

Khi Gia Khánh Đế lên ngôi, quốc gia đã bắt đầu suy yếu, không còn hưng thịnh như đời cha ông, ông còn bị gọi là "Hoàng đế tầm thường".

Trong thời gian Gia Khánh Đế tại vị, khi cuộc cách mạng công nghiệp thế giới đang diễn ra, song triều đình nhà Thanh vẫn mang không khí trầm lắng, không thay đổi. Gia Khánh Đế vẫn dựa theo cách trị quốc của các đời cha ông trước để quản lý Đại Thanh, tuy nhiên hiệu quả mang lại ngày một ít hơn, ngược lại còn dần đưa quốc gia dấn sâu thêm vào nguy cơ suy vong. Năm 1820, Gia Khánh Đế băng hà, "Đạo Quang trung suy" chính thức bắt đầu.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 10.

Thanh Tuyên Tông Đạo Quang Đế Ái Tân Giác La Miên Ninh.

Đạo Quang Đế nổi danh tiết kiệm, nhưng tài năng lại chỉ có hạn, trong thời gian tại vị rất bảo thủ, ít có công trạng lớn. Tuy rằng Đạo Quang Đế cũng muốn thay đổi tệ nạn, tiêu cực trong triều đình nhưng lại chưa áp dụng được những phương pháp có thể mang lại hiệu quả, dẫn đến việc quan lại trong triều đều học giả bộ như thiên hạ thái bình.

Trong thời gian Đạo Quang Đế tại vị, chiến tranh nha phiến bùng nổ, Đạo Quang Đế chìm đắm trong giấc mộng thiên triều, chuyển từ chủ chiến sang hình thức thỏa hiệp, trở thành vị Hoàng đế trong thời kỳ chuyển tiếp từ cổ đại sang cận đại. Nguy cơ suy vong của nhà Thanh ngày một cao hơn, năm 1850, Đạo Quang Đế băng hà trong nỗi uất ức.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 11.

Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế Ái Tân Giác La Dịch Trữ

Đây có thể được xem là vị Hoàng đế có số phận bi thảm nhất trong lịch sử nhà Thanh. Ông gặp phải thời cục 3000 năm chưa từng có, vừa phải đối mặt với cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc đầy mạnh mẽ, vừa phải đối mặt với chế độ xã hội phong kiến đã suy yếu, không những thế hậu cung còn có Từ Hi đầy dã tâm và tham vọng.

Trong thời gian Hàm Phong Đế tại vị, ông đối mặt với thù trong giặc ngoài liên tiếp, lại không có khả năng thay đổi tình hình, thậm chí còn từng trải qua một lần chạy trốn. Năm 1861, Hàm Phong Đế băng hà khi mới chỉ 31 tuổi.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 12.

Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế Ái Tân Giác La Tải Thuần

Cuộc đời của vị Hoàng đế này đã được thể hiện qua niên hiệu của ông – Đồng Trị (cùng nhau trị vì). Đồng Trị Đế lên ngôi khi mới chỉ 5 tuổi, Từ Hi Thái Hậu với thế lực mạnh mẽ khiến Đồng Trị Đế không thể phát huy hoàn toàn khả năng của bản thân.

Trong thời gian tại vị, các vị quan người Hán như Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương, Trương Chi Động vì muốn cứu vãn nguy cơ của Đại Thanh đã đề xuất phát động phong trào Dương vụ, nhưng quyền lực quyết định những quyết sách quan trọng của Đồng Trị Đế lại chỉ có hạn. Đồng Trị Đế qua đời khi mới chỉ 19 tuổi.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 13.

Thanh Đức Tông Quang Tự Đế Ái Tân Giác La Tải Điềm

Quang Tự Đế lên ngôi Hoàng đế khi mới chỉ 4 tuổi, là một vị vua bù nhìn, người nắm quyền thật sự là Từ Hi Thái hậu.

Năm 1889, khi Quang Tự Đế 18 tuổi, đã đủ quyền chấp chính trên danh nghĩa, dù chịu đả kích nặng nề sau cuộc chiến tranh Trung Nhật năm Giáp Ngọ, nhưng Quang Tự Đế vẫn nuôi mộng duy tân đất nước, song kết cuộc cũng chỉ là lấy trứng chọi đá, ông bị Từ Hi Thái Hậu giam lỏng, trải qua nửa sau cuộc đời sống trong uất ức và đau khổ.

Năm 1908, Quang Tự Đế bất ngờ qua đời, khi mới chỉ 38 tuổi.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 14.

Thanh Hiến Tông Tuyên Thống Đế Ái Tân Giác La Phổ Nghi

Ông là vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, cuộc đời của ông trải qua 3 thời đại. Dưới ý chỉ của Từ Hi Thái hậu, Phổ Nghi 2 tuổi đã bị đưa vào cung để kế thừa Hoàng vị và đã chứng kiến cảnh vương triều phong kiến hoàn toàn sụp đổ.

Từ những bức họa chân dung cùng ảnh chụp của các vị Hoàng đế nhà Thanh có thể nhìn ra được rằng, những vị Hoàng đế thời đầu thành lập nên nhà Thanh đều là những người anh hùng có tư thế bất phàm, uy nghiêm trong khi các vị Hoàng đế đời sau thì đều có bộ dáng yếu nhược, thiếu quyết đoán, thậm chí còn tuyệt tự, nhiều người đăng cơ từ khi còn rất nhỏ nhưng lại chẳng sống được bao lâu.

Chỉ cần nhìn vào bộ dạng của 12 Hoàng đế nhà Thanh, cũng đã có thể thấy được vận số nhà Thanh đã tận, từ hưng thịnh rơi vào suy vong, không thể cứu vãn.

Vết tích để lại trên tranh chân dung của 12 Hoàng đế nhà Thanh, chỉ nhìn vào cũng thấy được dấu hiệu từ hưng thịnh đến suy tàn của 1 triều đại - Ảnh 16.

*Theo Sohu (Trung Quốc)

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại