Tọa lạc bên bờ sông Nile là khu mộ gần 5.000 tuổi của các pharaon Ai Cập. Ngày nay rất nhiều nhà lịch sử học dành nhiều năm nghiên cứu về bí mật của các lăng mộ như cách ướp xác, xác minh danh tính của các vị pharaon thông qua những đồ tùy táng của họ. Đồng thời, tìm hiểu rõ hơn về một trong những đế chế hùng mạnh nhất của nhân loại.
Khu lăng mộ ở Ai Cập
Đối với các chuyên gia, nhà khoa học, những cổ vật này có ý nghĩa lớn trong việc giải mã bí mật về cuộc sống và cái chết của những người được chôn cất trong lăng mộ. Nghi vấn ban đầu, các cánh cửa “ảo” được xây dựng nhằm ngăn chặn các hành vi trộm mộ của mộ tặc. Theo đó, rất nhiều kẻ trộm mộ cố gắng khai quật các khảo cổ vật nhằm mục đích trục lợi cá nhân.
Mới đây, nhà lịch sử học kiêm đạo diễn quay phim Curtis Ryan Woodside đã đăng tải “Giả thuyết về bí mật các pharaon qua các thời kỳ” trên Amazon Prime.
Trong đó, vị vua Unas là nhân vật được khai thác chính trong dữ liệu của ông. Cụ thể, Unas là một pharaon Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ 9 và cũng là vị vua cuối cùng của vương triều thứ 5 thuộc thời kỳ Cổ vương quốc.
Unas đã trị vì trong khoảng từ 15-30 năm vào giai đoạn giữa thế kỷ thứ 24 TCN.
Phía trong lăng mộ của Unas
“Lối vào của khu lăng mộ được thiết kế rất ấn tượng với hàng chữ tượng hình. Đi sâu vào bên trong, rất nhiều cảnh cửa 'chết' được dựng lên, xen kẽ với những lối đi thật.
Ngay từ thủa sơ khai, người Ai Cập cổ đại đã tin vào các vị thần và thế giới bên kia, vì vậy, rất có khả năng các bức tường ảo được dựng lên bởi họ tin rằng khi chết, linh hồn sẽ sang thế giới bên kia thông qua chiếc cửa [chết] này”, Express dẫn lời nhà lịch sử học Curtis cho hay.
Chữ tượng hình được khắc trước cửa
Rất nhiều hình ảnh và chữ tượng hình được khắc trên tường
Bên cạnh đó, nhà khảo cổ học Mark Lehner chia sẻ với đài Channel 4’s rằng: “[Giả thuyết về bí mật các pharaon qua các thời kỳ] còn tiết lộ vị trí gần khu lăng mộ từng được dùng làm cảng“.