Vén màn sự thật chưa nhiều người biết về các cuộc đấu đá, hỗn chiến trong hậu cung Thanh triều: Khác xa trên phim!

Thùy Trang |

Nếu đã từng xem các bộ phim cung đấu của Trung Quốc, hẳn các bạn đã có cái nhìn về vấn đề đấu đá tranh giành quyền lực trong chốn hậu cung Thanh triều. Nhưng sự thật không hoàn toàn như vậy.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Những năm gần đây, các bộ phim cung đấu lấy bối cảnh triều đình nhà Thanh như Hậu cung Chân Hoàn truyện, Diên Hy công lược hay Hậu cung Như Ý truyện đều để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả.

Trên phim, bên trong Tử Cấm Thành, các phi tần và hoàng hậu luôn đấu đá hãm hại nhau. Vậy, thực tế, liệu hoàng hậu trong lịch sử có hạ mình tham gia vào cuộc chiến tranh quyền đoạt vị với những phi tần hay không?

HOÀNG HẬU "KHÔNG THÈM" ĐẤU ĐÁ

Thực tế thì lịch sử Trung Quốc đều ghi chép lại, địa vị của hoàng hậu cao hơn so với phi tần và là chủ của hậu cung.

Trên phim, thường có cảnh hoàng hậu trong cung truy bức các phi tần và cung nữ để giành lại sự sủng ái của các hoàng thượng. Thực chất đây là một trong những chi tiết hư cấu nhất trong bộ phim cung đấu nhà Thanh.

Sự thật là hoàng hậu xưa nay không thèm tham gia trận chiến nơi hậu cung bởi địa vị, quyền lực và gia thế của Hoàng hậu đã đủ để đè bẹp các Phi tần.

Hoàng đế là danh xưng bắt nguồn từ thời Tần Thủy Hoàng, nhưng nguồn gốc của danh xưng Hoàng hậu có từ thời nhà Hạ, bắt đầu từ Hạ Khải Hậu.

Trong quan niệm cổ đại của Trung Quốc, Thiên tử là độc nhất vô nhị, không ai có thể sánh bằng, vì vậy phu nhân của hoàng đế chỉ có thể được gọi là "Hậu". Thời xưa, khi hoàng đế được phong thần thì hoàng hậu cũng là một vị trí vô cùng thiêng liêng và cao quý.

Mặc dù bề ngoài hoàng hậu không có quyền tham gia chính sự nhưng hoàng hậu lại là chủ của hậu cung, mọi việc trong hậu cung đều do một tay hoàng hậu xử lý, cho nên bất kể là phi tần hay cung nữ có được sự sủng ái của hoàng đế khi đứng trước mặt hoàng hậu cũng đều phải kính cẩn cúi đầu.

Vén màn sự thật chưa nhiều người biết về các cuộc đấu đá, hỗn chiến trong hậu cung Thanh triều: Khác xa trên phim! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Một số ý kiến cho rằng, phi tần được hoàng đế hết mực sủng ái có thể phế bỏ hoàng hậu trước đó và lên làm hoàng hậu, nhưng điều này rất khó xảy ra.

Trong hậu cung, thê thiếp phải được phân theo các cấp bậc, vẫn cần thăng cấp từng bước. Hơn nữa, hoàng hậu thường được lựa chọn kỹ càng ngay từ đầu, đằng sau hoàng hậu nhất định phải có một chỗ dựa to lớn và vững chắc, nếu hoàng đế muốn phế bỏ hoàng hậu thì cũng phải bàn bạc với các quan đại thần trong triều.

Hoàng hậu không thể thiếu trong hậu cung, và chiếm một vai trò quan trọng trong toàn bộ cơ cấu quyền lực của hoàng đế.

HOÀNG HẬU - ĐẾN VUA CŨNG PHẢI NỂ ĐÔI PHẦN

Sau lưng hoàng hậu thường có thế lực to lớn trong triều, cho dù Hoàng đế làm chủ của thiên hạ thì cũng phải suy nghĩ kỹ càng về việc phế bỏ hoàng hậu. Những người có thể được chọn làm Hoàng hậu thường có xuất thân trong gia đình quyền quý có tiền tài, quyền lực và tầm ảnh hưởng lớn.

Đôi khi, việc lựa chọn Hoàng hậu không do hoàng đế quyết định, trong lịch sử có rất nhiều hoàng hậu quyền lực, thậm chí ngay cả Hoàng đế cũng phải cẩn thận khi đối diện.

Còn các phi tần, thường chỉ dừng lại ở việc được hoàng đế sủng ái, xét về lai lịch khó có thể so được với hoàng hậu. Vì thế nên lẽ dĩ nhiên, hoàng hậu không cần phải tham gia vào cuộc tranh giành của các phi tần chốn hậu cung.

Thêm vào đó, với trình độ học vấn, gia thế, quyền lực và lòng kiêu hãnh của một hoàng hậu, Phi tần và cung nữ không xứng để bà ghen tỵ và cạnh tranh quyền lực.

Vén màn sự thật chưa nhiều người biết về các cuộc đấu đá, hỗn chiến trong hậu cung Thanh triều: Khác xa trên phim! - Ảnh 4.

Ảnh minh họa.

Mặc dù xã hội thời xưa luôn trọng nam khinh nữ, cho rằng nữ bất tài mới là phúc đức, nhưng trong các gia đình quyền quý này, con gái vẫn phải học hành đàng hoàng.

Vì vậy những người có thể trở thành hoàng hậu thường có học vấn, tài năng và đạo đức hơn người. Nếu hoàng hậu nào có dính dáng vào cuộc chiến với phi tần và cung nữ, chắc chắn sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ.

Những người có thể trở thành hoàng hậu đều phải có phong thái riêng, từ nhỏ đã được giáo dục để có tấm lòng khoan dung độ lượng. Vì thế, trong mọi hoàn cảnh, họ đều coi các phi tần ở "cơ dưới" nên gần như không so đo, đố kỵ.

UY LỰC CỦA HOÀNG HẬU

Trên thực tế, hoàng hậu có vai trò rất lớn trong cung, một số hoàng hậu quyền lực không chỉ có thể thu xếp mọi công việc trong hậu cung mà còn có thể đưa ra rất nhiều chiến lược với hoàng đế về việc triều chính, thậm chí cả những chiến lược quân sự.

Trong lịch sử có rất ít ghi chép về cuộc chiến giữa hoàng hậu và phi tần chốn hậu cung, nếu hoàng hậu thực sự muốn trừng phạt một vị phi tần nào đó thì có thể thẳng tay trừng trị.

Đương nhiên, không phải hoàng hậu nào cũng được hoàng đế yêu quý, có những hoàng hậu là do bắt buộc phải lựa chọn, cho dù hoàng đế không có tình cảm gì nhưng một khi trở thành hoàng hậu thì người đó sẽ có địa vị vô cùng quan trọng và hoàng đế cũng phải tôn trọng.

Trong lịch sử thường có rất nhiều hoàng đế cưng chiều phi tần mà không đoái hoài gì đến hoàng hậu, dù vậy những phi tần này khi nhìn thấy hoàng hậu cũng phải kính nể. Phi tần không có quyền và không xứng đáng để tranh giành quyền lực với hoàng hậu.

Vén màn sự thật chưa nhiều người biết về các cuộc đấu đá, hỗn chiến trong hậu cung Thanh triều: Khác xa trên phim! - Ảnh 6.

Ảnh minh họa.

Các hoàng tử và công chúa do phi tần sinh ra, địa vị cũng chỉ là con thứ, còn con cái do hoàng hậu sinh ra sẽ là con trưởng, sinh con trai thì địa vị của hoàng hậu sẽ càng lên cao. Cho dù hoàng hậu không có con trai và con của phi tần lên làm vua thì hoàng hậu vẫn sẽ trở thành là thái hậu.

Trong xã hội xưa, điều được coi trọng nhất chính là danh chính ngôn thuận và các quy tắc thường quan trọng hơn bất cứ điều gì khác.

Một ví dụ về thời Từ Hi Thái hậu, cho dù con của thê thiếp lên làm hoàng đế thì khi đối mặt với Từ Hi Thái hậu, dù có quyền lực đến đâu cũng phải nghiêng mình cúi đầu kính cẩn.

Xã hội xưa cũ có vô vàn những quy tắc khác nhau, không chỉ ở trong cung mà ngay cả trong các gia đình thường dân cũng luôn đề cao những quy tắc và phong tục mang tính thời đại. Trong những gia đình bình thường, tam thê tứ thiếp là chuyện thường thấy, chỉ có chính thất mới được gọi là vợ, còn lại chỉ có thể gọi là thê thiếp, xét về địa vị, thê thiếp không thể sánh được với chính thất.

Tóm lại, phim ảnh đã có nhiều hư cấu khi một số phim cho cả hoàng hậu tham chiến chốn hậu cung với các phi tần.

Các ghi chép về lịch sử Trung Quốc đời Thanh đều ghi nhận hoàng hậu có thân phận vô cùng đặc biệt và khinh thường các trò hãm hại tranh sủng.

Lịch sử Trung Quốc cũng ghi lại: Cho dù hoàng hậu thực sự chọc giận hoàng thượng, hoàng hậu cũng rất khó có thể bị phế bỏ, nhưng các phi tần thì khác, họ luôn là thê thiếp chứ không phải vợ, có những người xuất thân từ cung nữ nên càng không có quyền lực và tiếng nói trong hậu cung.

Thế nên đây cũng chính là nỗi lo sợ của các phi tần. Song họ cũng chỉ dám đấu với nhau, chứ không dám mon men hạ bệ hay đấu với hoàng hậu. Vì vậy, xem phim cung đấu để giải trí, đừng nhầm lẫn các tình tiết trong phim với thực tế lịch sử quý vị nhé!


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại