Vén màn sinh hoạt khuôn phép và những điều khó nói của phò mã dưới thời nhà Thanh

Trần Quỳnh |

Đằng sau cái danh phò mã Thanh triều là nhiều điều khó nói "không biết tỏ cùng ai" của những người thân làm con rể Hoàng đế.

Cổ nhân có câu: "Con gái của Hoàng đế không lo gả". Câu nói ấy mang hàm ý rằng, được làm Phò mã để kết thân với hoàng tộc là một đặc quyền mà đàn ông trong thiên hạ ai cũng muốn hướng tới.

Thế nhưng sự thực liệu có phải như vậy? Phò mã sau khi lấy công chúa liệu có được hưởng vinh hoa phú quý cả đời như hậu thế vẫn thường ngưỡng mộ?

Kỳ thực, làm phò mã vốn là chuyện chẳng dễ dàng, còn làm phò mã dưới thời nhà Thanh lại càng "khó sống".

Vậy đây là nguyên nhân khiến Thanh triều trở thành "ác mộng" của các vị phò mã? Bí mật phía sau những luật lệ khắt khe của triều đại này với con rể nhà vua sẽ được bật mí ngay sau đây.

Chế độ "thử" phò mã cho các Cách cách Thanh triều


Vén màn sinh hoạt khuôn phép và những điều khó nói của phò mã dưới thời nhà Thanh - Ảnh 1.

Trước khi chính thức trở thành con rể Hoàng tộc, các Phò mã tương lai của Thanh triều phải trải qua một "bài kiểm tra" kín đáo. (Ảnh minh họa).

Vào thời cổ đại, nam nữ thường kết hôn khi tuổi tác còn chưa lớn, con cháu hoàng thất cũng không phải ngoại lệ. Dưới thời nhà Thanh, các nam tử hoàng tộc buộc phải thành hôn trước năm 15 tuổi, với các công chúa thì độ tuổi gả chồng còn có thể sớm hơn.

Thanh triều cũng là triều đại sáng tạo ra một chế độ để "thử" phò mã, có tên gọi là "chế độ thí hôn". Theo đó, người làm nhiệm vụ này sẽ là một cung nữ được Thái hậu hoặc Hoàng hậu đặc biệt tuyển chọn và phong làm "thí hôn cách cách".

Nhiệm vụ của người này là giúp công chúa "thử" phò mã để xem con rể của Hoàng đế có gặp phải vấn đề sinh lý gì khó nói hoặc có bệnh kín nào hay không.

Theo đó, "thí hôn cách cách" sẽ được phái đi "động phòng" với phò mã một đêm. Vào ngày hôm sau, người này sẽ bẩm báo lại với Thái hậu và Hoàng hậu.

Nếu phò mã không gặp phải vấn đề gì khó nói, Hoàng đế mới đồng ý gả cách cách cho người này. Sau khi hỷ sự đã xong xuôi, vị cung nữ giúp hoàng tộc "thử" con rể kia sẽ trở thành tiểu thiếp hoặc thị nữ thân cận của phò mã.

Có thể thấy, để trở thành con rể của các vị Hoàng đế nhà Thanh, những đấng phu quân tương lai của cách cách phải trải qua nhiều bài kiểm tra khắt khe của hoàng tộc.

Phò mã muốn gặp vợ phải... xin phép!

Vén màn sinh hoạt khuôn phép và những điều khó nói của phò mã dưới thời nhà Thanh - Ảnh 2.

Cuộc sống của các cách cách và phò mã không hề thoải mái, vui vẻ như trong các bộ phim truyền hình. (Ảnh minh họa).

Theo quy định của hoàng tộc nhà Thanh, cách cách sau khi xuất giá sẽ không được ở cùng người nhà của Phò mã mà được vua cha ban cho phủ đệ. Đấng phu quân của các nàng sẽ chuyển tới ở tại nơi này, nhưng phải ở một khu riêng biệt nằm tại ngoại viện.

Ngay cả khi đã trở thành vợ chồng, cách cách và phò mã vẫn phải chịu rất nhiều ràng buộc. Bởi hai người không được phép tự ý gặp mặt nhau chứ chưa nói đến chuyện chung chăn gối.

Nếu không có tuyên chiếu, phò mã sẽ không được phép tự tiện gặp vợ, mà các vị cách cách cũng không có quyền tự ý tuyên chiếu để gặp phu quân của mình.

Người được quyền "tuyên chiếu" là nhũ mẫu bên cạnh cách cách. Mặc dù xuất thân là một "bà vú" chốn cung đình, nhưng những vị nhũ mẫu này lại chính là các bà quản gia quyền lực trong phủ đệ của cách cách và phò mã.

Nếu muốn được gặp ái thê của mình, các vị phò mã sẽ phải bỏ ra nhiều tiền bạc để được nhũ mẫu "tuyên chiếu". Ngược lại, nếu không có gì hối lộ, thì mỗi lần phò mã muốn gặp cách cách đều sẽ bị nhũ mẫu sỉ vả thậm tệ, thậm chí báo lại cho hoàng cung.

Cũng vì chế độ này mà các cách cách Thanh triều rất ít người có thể sinh con. Hậu duệ của những vị phò mã phần lớn đều do các tiểu thiếp bên ngoài sinh ra. Bởi vậy nên các cách cách nhà Thanh cứ 10 người thì có tới 9 người qua đời vì u sầu.

Thậm chí, những "phi vụ" cưới hỏi của các cách cách không bao giờ được phép khiến hoàng tộc thua thiệt. Nếu cách cách không may qua đời trước, phò mã sẽ bị đuổi ra khỏi phủ và trả lại toàn bộ tài sản cho hoàng cung.

Vén màn sinh hoạt khuôn phép và những điều khó nói của phò mã dưới thời nhà Thanh - Ảnh 4.

Những cuộc hôn nhân của các Cách cách Thanh triều cùng Phò mã của mình được ví như những "phi vụ làm ăn không thua lỗ" đối với hoàng tộc. (Ảnh minh họa).

Những người nghiên cứu lịch sử Trung Quốc đều cho rằng, phò mã vốn là một danh xưng chẳng dễ làm, nhất là phò mã Thanh triều.

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử của triều đại cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, họa chăng chỉ có một vị phò mã "số hưởng" nhất. Đó không ai khác chính là con trai của Hòa Thân – Phong Thân Ân Đức.

Năm xưa, Càn Long từng gả cô con gái mà ông yêu mến nhất là Cố Luân Hòa Hiếu công chúa cho con trai của đại thần Hòa Thân. 

Xuất thân trong gia tộc họ Hòa khét tiếng giàu có và quyền lực, lại lấy được con gái cưng của Hoàng đế, cuộc sống của Phò mã Phong Thân Ân Đức quả thực là vẹn cả đôi đường.

Sau này, mặc dù Gia Khánh triệt hạ gia tộc họ Hòa và tịch thu toàn bộ tài sản, nhưng vẫn lưu lại cho cách cách và chồng mình một vài phủ đệ để sinh sống. Số phận của Phong Thân Ân Đức vì vậy có thể xem là may mắn nhất trong số các Phò mã Thanh triều.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại