Tổng cộng 28 người thiệt mạng và 26 người bị thương trong vụ tai nạn thảm khốc này. Vụ việc lại làm dấy lên trong giới truyền thông quốc tế những bàn tán về sự có mặt của người Trung Quốc tại Campuchia, nhất là ở thành phố cảng Sihanoukville – nơi có đặc khu kinh tế duy nhất của Campuchia.
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 25/5 đã đăng phóng sự ảnh về Sihanoukville – Đặc khu kinh tế đầu tiên và duy nhất của Campuchia hiện nay với nhan đề "Thành phố Trung Quốc ở Campuchia, sòng bạc san sát, người Trung Quốc nhiều hơn người bản địa".
Cảng Sihanoukville, còn được gọi là “Cảng Tây” (Westport), nằm ở tỉnh Preah Sihanouk trên bờ biển phía Tây Nam của Campuchia và được đặt theo tên của cố Quốc vương Norodom Sihanouk. Đây là cảng biển lớn nhất ở Campuchia và là thành phố lớn thứ hai của Campuchia sau thủ đô Phnom Penh. Hiện đây là đặc khu kinh tế duy nhất ở Campuchia. Địa vị của Sihanoukville được cho là tương tự như Thâm Quyến của Trung Quốc (Ảnh dưới).
Cảng Sihanoukville là thành phố du lịch yêu thích của khách du lịch Trung Quốc chỉ sau Angkor Wat. Hàng năm đều có rất nhiều khách du lịch Trung Quốc đến đây để tận hưởng bãi biển đầy ánh nắng mặt trời với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp (Ảnh dưới):
Kể từ năm 2015, một số lượng lớn các công ty Trung Quốc đã đổ xô tới Sihanoukville để đầu tư khai thác thị trường bất động sản và đầu tư kinh doanh sòng bạc. Người Trung Quốc xây dựng các biệt thự và tòa cao ốc chung cư, sòng bạc, khu nghỉ dưỡng kiêm khách sạn, trung tâm mua sắm, trung tâm giải trí, đường sá, cơ sở hậu cần cho đặc khu kinh tế và thậm chí mở rộng cảng biển. Họ mang theo thiết bị và vật liệu xây dựng, cũng như công nhân của họ. Một số người cho rằng các công ty Trung Quốc đang biến Sihanoukville thành một thành phố Tàu (China Town) tại Campuchia(Ảnh dưới).
Theo thống kê của chính phủ Campuchia, từ năm 2012 đến 2016, các công ty vốn Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng hơn 4 tỷ USD vào Campuchia. Campuchia dự kiến sẽ thu hút 2 triệu khách du lịch Trung Quốc đến Campuchia mỗi năm vào năm 2020 (Ảnh dưới)
Trong khu vực thành phố Sihanoukville, có một khu kinh tế đặc biệt ( Đặc khu kinh tế ) của Trung Quốc và Campuchia được tách ra. Trong số hơn 100 doanh nghiệp ở trong đặc khu, cơ bản là các công ty Trung Quốc. Trong hơn một tỷ đô la Mỹ đầu tư vào đặc khu kinh tế Campuchia mỗi năm, đầu tư của Trung Quốc chiếm khoảng 90%. Các công ty mà các doanh nhân Trung Quốc đầu tư vào chủ yếu là các ngành may mặc quần áo và sản xuất đồ gia dụng. Họ lợi dụng Sihanoukville - một cảng miễn thuế, để xuất khẩu hàng hóa sản xuất của Trung Quốc ra thế giới (Ảnh dưới).
Đây không phải là Las Vegas , cũng không phải là Macau , nhưng Sihanoukville đã mở các sòng bạc ở đây dành cho các doanh nhân Trung Quốc. Campuchia cũng đã ra lệnh cấm kinh doanh cờ bạc bất hợp pháp, nhưng các sòng bạc ngầm lớn và nhỏ và đánh bạc trực tuyến mở khắp nơi. Điều này cũng đã khiến Sihanoukville trở thành thành phố có nhiều sòng bạc nhất ở Campuchia.(Ảnh dưới)
Để thuận tiện hơn cho người Trung Quốc, các biển hiệu trên đường phố và biển hiệu của các khách sạn, nhà hàng đều được viết bằng chữ Trung Quốc (Ảnh dưới)
Bảng hiệu trước sòng bạc do người Trung Quốc kinh doanh.(Ảnh dưới)
Với sự bùng nổ của thị trường cờ bạc ở Sihanoukville, ngày càng nhiều người cho rằng nơi đây sẽ trở thành Macau thứ hai. Được biết, số lượng sòng bạc ở Sihanoukville hiện đã nhiều hơn Macau và tuyệt đại đa số chúng do người Trung Quốc kinh doanh. (Ảnh dưới)
Bên trong một sòng bạc do người Trung Quốc kinh doanh. (Ảnh dưới)
Sảnh đón tiếp khách chơi của một sòng bạc do người Trung Quốc kinh doanh. (Ảnh dưới)
Các sòng bạc ở Campuchia nghiêm cấm người Campuchia tham gia đánh bạc (chỉ có thể làm việc trong đó), nhưng không hạn chế người nước ngoài đánh bạc. Do đó, sòng bạc Campuchia chỉ có thể mở cửa đón người nước ngoài. Trước đây, khách hàng của các sòng bạc chủ yếu là người Thái Lan và người Việt Nam, tình hình kinh doanh cũng không mấy khả quan; nhưng mấy năm gần đây, những người Trung Quốc giàu có đã trở thành đối tượng đón rước chủ yếu của các sòng bạc Campuchia và tình hình kinh doanh trở nên rất tốt. (Ảnh dưới)
Khách du lịch đang ở trong một sòng bạc do người Trung Quốc điều hành. (Ảnh dưới)
Ngành kinh doanh cờ bạc bùng nổ đã mang lại nguồn thuế khả quan cho Campuchia. Năm 2017, tiền thu thuế cờ bạc của Campuchia đã lên tới 48 triệu USD. Ngoài ngành công nghiệp cờ bạc truyền thống, còn phát triển ngành kinh doanh cờ bạc trực tuyến, nhiều con bạc không thể đến các sòng thì tham gia đánh bạc trực tuyến. (Ảnh dưới)
Sự gia tăng các công ty Trung Quốc cũng làm tăng cơ hội việc làm cho dân chúng địa phương, tiền lương bình quân đầu người của địa phương này cũng thuộc hàng đầu trong GDP bình quân đầu người của Campuchia. Trong ảnh là những người đàn ông Campuchia đi xe máy chở khách đang nghỉ ngơi bên đường. (Ảnh dưới)
Công nhân Trung Quốc đang dùng bữa ngay tại một công trường xây dựng ở Sihanoukville. Cảng Sihanoukville ngày càng trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc và ngày càng có nhiều người Trung Quốc đến đây để kiếm sống. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở Sihanoukville chỉ có khoảng 100.000 người dân địa phương, trong khi người Trung Quốc đã sắp vượt 150.000, vượt xa số lượng người dân địa phương. (Ảnh dưới)
Một tòa nhà được xây dựng bởi người Trung Quốc. Được biết, với sự đổ bộ ồ ạt của các nhà đầu tư Trung Quốc, cho dù họ đang thuê hay đăng ký công ty hợp pháp để mua và bán đất, đều đã góp phần đẩy giá nhà đất ở đây lên mức cao nhất lịch sử. Năm 2015, giá đất ở đây chỉ 3 đô la Mỹ mỗi mét vuông, năm 2018 đã tăng vọt lên tới 2.000 đô la Mỹ mỗi mét vuông. (Ảnh dưới)
Các công ty, xí nghiệp, cửa hàng, siêu thị và nhà hàng Trung Quốc ở đây mọc lên như nấm sau mưa. Cho đến nay, các biển hiệu tiếng Trung có thể được nhìn thấy khắp mọi nơi ở Sihanoukville. Ngày càng có nhiều siêu thị Trung Quốc được mở tại Sihanoukville, cung cấp cho người dân Trung Quốc đủ mọi thứ họ cần.Cũng vì thế các sản phẩm địa phương ít khi được người Trung Quốc ưa chuộng, ngoại trừ bia và nước khoáng. (Ảnh dưới)
Công nhân Trung Quốc và công nhân Campuchia mang vác vật liệu trên công trường xây dựng. (Ảnh dưới)
Do người Trung Quốc đến du lịch chỉ mua sắm ở các cửa hàng do người Trung Quốc kinh doanh, chỉ đi taxi do người Trung Quốc cầm lái, nên nhiều doanh nghiệp của người Campuchia đã phải đóng cửa. Rất nhiều người Campuchia đã phải chọn cách rời Sihanoukville để trở về quê hương của họ làm nghề nông. (Ảnh dưới)