Khi tới cái tuổi thất thập cổ lai hy, người già nào cũng bắt đầu nghĩ về cái chết, về điểm đến sau cuối của một đời người.
Nhìn chung họ đều mong muốn mình được chết trong vòng tay của gia đình con cái, để lúc họ ra đi, ít nhất họ cũng sẽ thanh thản hơn khi đối mặt với bóng tối mênh mông mịt mùng.
Ông cụ ở một vùng quê nghèo tại Trung Quốc dưới đây cũng không ngoại lệ. Chính vì thế, vào những phút giây ông tưởng như mình sắp chết vì bệnh nặng, ông liền báo tin cho đứa con trai độc nhất của mình về nhà để ông nhìn mặt lần cuối.
Được biết, cậu con trai của ông rời quê nghèo lên thành phố học tập và làm việc đã được nhiều năm. Hiện tại, anh ta đang có công việc ổn định với mức thu nhập tương đối tốt để mang về cho mình cuộc sống đủ đầy.
Nhưng đáng tiếc thay, lương tâm của cậu con trai này chẳng hào nhoáng như những gì bề ngoài thể hiện. Hay tin cha già hấp hối, anh ta chưa vội về quê mà còn đợi thông báo công ty cho mình nghỉ phép 7 ngày.
Anh ta đâu nào biết, lúc anh ta đợi công ty cho nghỉ phép cũng là lúc cha già ở nơi quê nghèo mong mỏi anh biết bao nhiêu.
Sợi dây sinh mệnh của ông cụ như cái tim đèn dầu, nó đang cháy những giờ sau cuối trước khi thành tro, thành bụi.
May mắn thay, chẳng bao lâu sau, đứa con trai bé bỏng ngày nào của ông cụ cũng đã có mặt ở nhà. Ông cụ vui mừng khôn xiết.
Và có lẽ bằng một phép màu nào đó, niềm vui vì con trai về thăm nhà sau khoảng thời gian dài đằng đẵng rời quê lên phố, ông cụ được tiếp thêm sức mạnh để chiến đấu với tử thần.
Ông chưa vội bước qua cánh cửa quỷ môn quan, ông muốn có thêm thì giờ bên con trai.
Vậy mà trái ngang làm sao, cậu con trai của ông lại không vui mừng vì điều này.
Vốn là một người tham công tiếc việc, lo lắng cho sự nghiệp, anh ta rất nôn nóng được quay trở lại thành phố để làm tiếp công việc dở dang. Thời gian nghỉ phép cũng không được nhiều, anh ta muốn cha mình nhanh chóng chết đi.
Từ suy nghĩ bất nhân, bất hiếu ấy, anh ta đã không ngần ngại thét vào mặt cha mình rằng: “Con chỉ có 7 ngày để về quê chịu tang, tại sao cha còn chưa chết?”.
Câu nói xé trời xanh, làm vỡ tan niềm vui mà ông cụ già bệnh tật đang vẫn còn hân hoan trong lòng.
Con trai của ông - niềm tự hào và là “di sản” cả đời của ông mong ông chết đi? Quả thật chẳng còn gì đau xót bẽ bàng hơn.
Vào khoảnh khắc ông cụ nghe được câu nói của con trai, ông như rơi xuống vực sâu vạn trượng, rơi xuống như những giọt mưa, hết mưa rồi ông cũng không còn nữa.
Quá buồn bã, ông cụ âm thầm uống thuốc sâu tự tử. Ông muốn chấm dứt một cuộc đời hoài công hy sinh nuôi khôn lớn một con người bội phản bạc tình, vô đạo bất hiếu.
Ông nhanh chóng đi vào một vũng tối mênh mông mà chẳng có gì luyến lưu.
Câu chuyện có thật tại Trung Quốc trên sau khi bị phơi bày trên MXH ngay lập tức đã nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực của dân mạng nước này.
Ai ai cũng ra sức mắng chửi người con trai bất hiếu và cảm thấy không ít xót xa cho cái chết buồn của ông cụ.
Quả thật, câu chuyện trên như một hồi chuông cảnh tỉnh những người con với thông điệp:
Chúng ta có thể vô cùng thành công trên đường đời nhưng đừng bao giờ quên phải ngoảnh mặt nhìn lại cảm ơn bố mẹ.
Hãy dành thời gian ở bên cạnh họ trong những năm tháng sau cuối của một đời người đã quá vất vả gian truân nuôi ta nên vóc nên hình.
Nếu không làm được thì dù cho có là “ông này bà nọ” chúng ta mãi mãi cũng chỉ là kẻ bất hiếu bạc tình mà thôi!