Vẽ ra 3 vòng tròn này, bạn có thể tìm thấy định nghĩa cho cuộc đời của chính mình

Thu Hoài |

“Phải làm gì với cuộc sống này đây?”, một số người may mắn có được câu trả lời ngay từ khi đặt chân vào đời, nhưng phần lớn mọi người thì không. Cuộc đời là một chặng đường dài, mà nếu cứ mù mờ bước đi thì sẽ thật lãng phí.

Vẽ ra 3 vòng tròn này, bạn có thể tìm thấy định nghĩa cho cuộc đời của chính mình - Ảnh 1.

Nếu bạn cũng thuộc nhóm đang tìm kiếm định nghĩa cuộc đời mình, hãy thử cầm bút lên và vẽ vòng tròn như dưới đây.

Đây cũng là lời khuyên của Suzy Welch – Đồng sáng lập Viện Quản lý Jack Welch và cũng là một nhà báo kinh tế nổi tiếng, nhà bình luận truyền hình và diễn giả công cộng. Từ biểu đồ Venn cơ bản này, bạn có thể trả lời được rất nhiều câu hỏi cho cuộc đời mình.

Vẽ ra 3 vòng tròn này, bạn có thể tìm thấy định nghĩa cho cuộc đời của chính mình - Ảnh 2.

Cuộc sống của chính bạn = Kỹ năng + Niềm đam mê + Cơ hội.

Vòng tròn 1: Kỹ năng của bạn là gì?

Trong vòng tròn đầu tiên, hãy xác định những kỹ năng hoặc hoạt động mà bạn đặc biệt giỏi. Hãy sắp xếp các kỹ năng đó theo thứ hạng từ giỏi xuất sắc đến khá, trung bình và kém.

Đầu tiên, bạn có thể giỏi viết, nghiên cứu, làm việc với các con số hoặc hoạch định các xu hướng mới. Sau đó, kỹ năng bạn “tàm tạm” là giao tiếp hoặc làm việc nhóm. Cứ thế, bạn sẽ nhìn thấy điểm mạnh và điểm yếu của mình rõ mồn một.

Vòng tròn 2: Bạn thích làm gì?

Ở vòng tròn này, hãy viết ra những điều bạn thích làm những, những việc mà khi thực hiện bạn sẽ cảm thấy thật hạnh phúc và vui vẻ.

Đó không nhất thiết là những điều trong công việc, mà đơn thuần chỉ là sở thích đi du lịch, đọc sách hay chơi bóng… Sở thích càng mở rộng thì khả năng kết nối với công việc hoặc học tập càng cao.

Ví dụ như bạn thích đi và giao lưu văn hóa thì nhất định sẽ tìm thấy sự hứng khởi ở những văn phòng thoải mái, thường xuyên được gặp gỡ người mới và làm việc với những cá tính độc đáo.

Vòng tròn 3: Các lĩnh vực cơ hội sẵn có

Sau khi đã biết mình giỏi gì và mình thích làm gì, hãy xác định những cơ hội nghề nghiệ p mà mình có thể “chen chân” vào.

Đó có thể là lĩnh vực mà bạn thích, là công việc có thu nhập cao, đãi ngộ tốt, mức độ tăng trưởng nhanh, cơ hội việc làm lớn… Sau đó, nghiên cứu kỹ các yêu cầu nghề nghiệp mà ngành nghề đòi hỏi, xem liệu rằng mình có đáp ứng được vị trí nào không.

Tổng hợp 3 vòng tròn này cũng giống như câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” của Việt Nam vậy.

Rất có thể, những lĩnh vực phù hợp nhất lại không nằm ở chuyên môn mà bạn đang theo đuổi tại trường Đại học đâu. Nhưng đừng vội nản chí. Thay vào đó, hãy tập trung và trung thực trả lời các câu hỏi trong biểu đồ Venn này xem sao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại