Về nhà đón Tết, được mẹ ‘chăm sóc tận răng’, ngày trở về thành phố còn được xách theo bao nhiêu ‘của nả’ nhưng tôi vẫn vùng vằng: Tới khi ân hận thì e đã muộn!

Diệu Đan |

Con cái giống như cánh diều bay xa, còn tấm lòng của cha mẹ vẫn bị buộc vào sợi chỉ, đung đưa theo cánh diều.

01

Dịp Tết năm nay, tôi đưa các con về quê ăn Tết.

Dọc đường chúng tôi liên tục đổi xe, lũ trẻ quấy khóc, về đến nhà chúng tôi vẫn chưa được thở, phải xách quà lớn quà nhỏ đi hỏi thăm họ hàng….

Vài bận như vậy, tôi kiệt sức, công việc dang dở cũng chẳng thể tập trung làm.

Tôi đang đóng cửa làm việc và gãi đầu trước máy tính thì mẹ tôi bước vào với một bát trái cây và nói: "Con có muốn ăn táo không?"

Tôi sốt ruột xua tay, một lúc sau cửa lại mở ra: "Trưa nay con muốn ăn gì?"

Dòng suy nghĩ của tôi bị gián đoạn, không thể kìm được cơn tức giận trong lòng, tôi giận dữ nói: "Mẹ ơi, con đang làm việc. Mẹ có thể ngừng nói chuyện với con được không?"

Mẹ tôi im lặng một lúc, rồi nhón chân, lặng lẽ ra ngoài.

Những ngày tiếp theo, chỉ cần tôi làm việc, mẹ tôi sẽ gần như im lặng, thậm chí không dám ho lớn, mỗi khi con khóc một chút, mẹ tôi liền nhanh chóng bế nó ra ngoài, sợ làm gián đoạn dòng suy nghĩ của tôi.

Hết Tết, tôi lại vội vã quay trở về thành phố.

Ngày khởi hành, mẹ lại "xin" tôi mang thêm đồ lên xe.

Vừa cúi người xuống, mẹ dặn dò tôi rất nhiều: "Đừng ngồi trước máy tính suốt như thế, ra ngoài vận động thường xuyên hơn".

"Lúc nào mệt mỏi quá thì về nhà, phòng ở nhà lúc nào mẹ cũng dọn dẹp sạch sẽ, mẹ sẽ nấu món con thích cho con..."

Tôi một tay ôm con, nhìn mái tóc bạc trắng của mẹ, sống mũi bỗng cay cay.

Khi còn trẻ, bạn háo hức rời khỏi nhà vì một thế giới mới đang chờ bạn ở phía trước.

Sau tuổi trung niên, cha mẹ sẽ dần rút lui khỏi thế giới của bạn, thời gian và kinh nghiệm sẽ tạo thành một con sông rộng lớn giữa bạn và cha mẹ.

Bên này sông chúng ta càng đi càng xa, bên kia sông là bố mẹ không còn đuổi kịp chúng ta.

Một nhà văn từng nói: Con cái giống như cánh diều bay xa, còn tấm lòng của cha mẹ vẫn bị buộc vào sợi chỉ, đung đưa theo cánh diều.

Kể từ ngày chúng ta rời nhà đi xa, trong lịch của bố mẹ chỉ còn một ngày Tết duy nhất - ngày con về.

Về nhà đón Tết, được mẹ ‘chăm sóc tận răng’, ngày trở về thành phố còn được xách theo bao nhiêu ‘của nả’ nhưng tôi vẫn vùng vằng: Tới khi ân hận thì e đã muộn!- Ảnh 1.

02

Sau kì nghỉ Tết, người ta lại tấp nập quay trở lại thành phố.

Cổng làng quê tôi đông đúc hình ảnh cha mẹ tiễn con.

Họ nhét đầy cốp xe của con mình đủ loại ngũ cốc, dầu, gạo, mì, hoa quả, rau củ rồi bất đắc dĩ nhìn ô tô của biến mất ở cuối đường.

Nhiều người trong số họ đã dậy từ sáng sớm, làm việc chăm chỉ, đun nồi súp gà nóng hổi cho con gái chuẩn bị đi…

Mẹ nói, ở nhà không ăn nhiều được nên con mang đi, nếu con muốn ăn thì mẹ sẽ gửi cho con.

Dù con cái có ở xa đến đâu thì chúng vẫn luôn là mối quan tâm sâu sắc nhất trong lòng cha mẹ.

Là cha mẹ, họ luôn cảm thấy sản phẩm trong siêu thị dù có đầy đủ đến đâu cũng không bằng rau củ do chính tay mình trồng, sản phẩm bên ngoài dù có tốt đến mấy cũng không bao giờ có cảm giác như ở nhà.

Vì vậy, họ luôn giúp bạn lấp đầy chiếc tủ lạnh luôn trống rỗng vào các ngày trong tuần.

Họ không thể bảo vệ bạn khỏi gió mưa, thay vào đó, họ giúp bạn trải những chiếc chăn dày.

Họ nhớ từng món ăn nhẹ mà bạn yêu thích, và dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn vẫn luôn là đứa trẻ.

Cha mẹ, những người luôn tự trách mình vì đã không cho đi đủ và làm chưa đủ tốt.

Cha mẹ, những người hết lòng yêu thương bạn nhưng chưa bao giờ nghĩ đến việc để bạn trả ơn họ dù chỉ nửa xu.

Đối với con cái, cha mẹ chỉ là một góc trong thế giới của họ, nhưng đối với cha mẹ, con cái là tất cả đối với họ.

Còn chúng ta, chúng ta bước đi trên con đường dài, chúng ta ngước lên nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, nhưng lại thường quên ngoảnh lại xem cha mẹ có đang khóc không.

Về nhà đón Tết, được mẹ ‘chăm sóc tận răng’, ngày trở về thành phố còn được xách theo bao nhiêu ‘của nả’ nhưng tôi vẫn vùng vằng: Tới khi ân hận thì e đã muộn!- Ảnh 2.

03

Có một chủ đề khá phổ biến trên mạng xã hội rằng: Bạn bắt đầu cảm thấy bố mẹ mình già từ khi nào?

Có người nói rằng đó là lúc họ không còn quyết định mọi việc mà cẩn thận hỏi ý kiến của tôi, đó là lúc họ cảm thấy bối rối khi phải đối mặt với thế giới mới này.

Cha mẹ chúng ta già đi một cách lặng lẽ đến nỗi chúng ta, những đứa con vô tâm, thường không để ý đến điều đó.

Khi lớn lên, chúng ta kiên nhẫn với mọi người nhưng lại quên chờ đợi cha mẹ, những người đang một già đi.

Liu Huining, một cô gái tài năng đến từ Đại học Thanh Hoa, từng kể câu chuyện về mình và mẹ trong chương trình "Tôi là một diễn giả".

Trong một thời gian, cô ấy bận nghiên cứu các chủ đề về trí tuệ nhân tạo, vốn đòi hỏi phải xử lý hiệu quả lượng lớn thông tin.

Tuy nhiên, mẹ cô lại thích gửi những tin nhắn ghi âm rất dài cho cô.

Một loạt tin nhắn, có khi cô bận quá tới nỗi không nghe kịp.

Có lần cô không chịu nổi nữa, giận dữ nói: "Mẹ ơi, mẹ có thể đừng gửi con những tin nhắn âm thanh được không, nó rất chậm và làm mất thời gian của con".

Lời vừa ra khỏi miệng, mẹ cô liền im lặng, cô cũng hối hận.

Bởi lẽ cô bỗng nhiên cảm thấy mình giống như một người máy, cô luôn có thể phân tích nhanh chóng mọi thông tin, nhưng cô chưa bao giờ có đủ kiên nhẫn để hiểu lời nói của mẹ mình.

Hóa ra mẹ thích gửi những tin nhắn ghi âm là do mắt mẹ không còn tốt như trước và nhìn không rõ chữ.

Và bà cũng không muốn truyền đạt bất kỳ chỉ dẫn nào, bà chỉ đơn giản là muốn nói chuyện với con gái mình.

Ở thời đại này, mọi thứ đều vội vã, chúng ta đã quen với tốc độ, hiệu suất, nhưng lại bỏ qua ý nghĩa quan trọng nhất của tình yêu gia đình:

Chậm lại và lắng nghe cẩn thận những gì cha mẹ đang nói.

Người già giống như ngôi nhà cũ có ánh sáng mờ ảo, và con cái là ánh sáng duy nhất trong ngôi nhà cũ này.

Khi chúng ta còn nhỏ, cha mẹ giúp chúng ta nhìn ra thế giới, nhưng khi lớn lên, họ lại dần trở thành một cái bóng mờ ảo phía sau.

Càng lớn, chúng ta ngày càng đi xa hơn, bay cao hơn.

Càng lớn, cha mẹ cũng càn dần im lặng và sống như một hòn đảo biệt lập.

Về nhà đón Tết, được mẹ ‘chăm sóc tận răng’, ngày trở về thành phố còn được xách theo bao nhiêu ‘của nả’ nhưng tôi vẫn vùng vằng: Tới khi ân hận thì e đã muộn!- Ảnh 3.

Trên mạng có một đoạn văn miêu tả tâm trạng của các bậc cha mẹ như sau:

Khi bạn 3 tuổi, bạn đi học mẫu giáo, ba mẹ bạn ở một bên bức tường, bạn ở bức tường bên kia.

Khi bạn 13 tuổi, bạn đang học cấp 2, ba mẹ bạn ở thế giới này và bạn ở thế giới khác.

Năm 18 tuổi, bạn vào đại học, không bao giờ được chứng kiến cha mẹ già đi nữa, quê hương chỉ còn là những ngày Tết.

Năm 26 tuổi, bạn có gia đình riêng, từ nay "gia đình ba người" mà bạn gọi là sẽ không còn có bố mẹ…

Chỉ khi đã chạy khắp thế giới và nhìn lại nơi mình đã xuất phát, chúng ta mới thực sự thấy rõ:

Khi đến tuổi trung niên, so với việc nóng lòng muốn được đi đến những nơi xa, tôi mong được dành nhiều thời gian hơn dưới ánh đèn ấm áp và dùng những bữa cơm bình thường với bố mẹ hơn trước.

Nếu chia ly là số phận duy nhất vậy thì trước khi nó đến, hãy đối xử tử tế với cha mẹ và dành chút thời gian để về nhà - ngôi nhà ban đầu của mỗi chúng ta.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại