Vào thời cổ đại, việc đi vệ sinh khiến thái giám vô cùng khổ tâm, khi biết được sự thật đằng sau ai cũng đau lòng

HY LI |

Sau quá trình tịnh thân là khoảng thời gian vô cùng đau đớn mà tất cả thái giám phải trải qua.

Trong thời cổ đại, người có thân phận thấp nhất trong cung chắc chắn là thái giám, dù họ cũng phục vụ trong hoàng cung giống các cung nữ. 

Nhưng so với cung nữ, thái giám rõ ràng ít được xem trọng hơn. Đó chính là vì thái giám trước khi tiến cung cần phải hoàn thành một thủ tục: Tịnh thân.

Sau khi làm xong các thủ thuật cần thiết, các thái y sẽ dùng một ít bột hồ tiêu và dầu sáp đổ lên vết thương để cầm máu và giảm đau. 

Sau đó nhét luồn thân cây lúa mạch dạng ống nhỏ vào đường niệu đạo, để nước tiểu có thể chảy ra ngoài thông qua đường ống này, tránh vi khuẩn ở nước tiểu làm nhiễm trùng vết thương. 

Thái giám thường giữ ống nhỏ này trong người để đi vệ sinh trong một vài tháng sau đó.

Lúc đi vệ sinh, họ chắc chắn có thể ngồi xổm hoặc đứng như một người lành lặn. Tuy nhiên bởi vì bộ phận sinh dục của thái giám đã bị tổn thương do thủ thuật tịnh thân khiến phản ứng sinh lý không thể kiểm soát được. 

Trong vài tháng đầu, khi nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể, bản thân người thái giám đó cũng không biết được. Đến khi ngửi thấy mùi hôi từ phần dưới cơ thể thì đã quá muộn.

Lúc này, thái giám chỉ có một cách giải quyết duy nhất là quay lại phòng mình để thay quần áo. Nhưng với nhiều thái giám phải làm nhiệm vụ suốt ngày, họ không thể rời đi một phút một giây nào. 

Chỉ cần bị phát hiện rời khỏi nhiệm vụ được giao, thái giám đó sẽ bị đánh gậy.

Vào thời cổ đại, việc đi vệ sinh khiến thái giám vô cùng khổ tâm, khi biết được sự thật đằng sau ai cũng đau lòng - Ảnh 1.

Một thái giám của Từ Hi Thái Hậu.

Vậy thì thái giám thời cổ đại thường đi vệ sinh như thế nào?

Thái giám thường ngồi xổm trong nhà xí như phụ nữ để ngăn nước tiểu văng ra khiến quần áo ướt. 

Khi rơi vào tình trạng khẩn cấp, các thái giám thường cúi người, ngồi xổm trong nhà xí, dùng một tay giữ khăn nhỏ ở vị trí bị hoạn rồi mới đi xả nước tiểu ra ngoài.

Chính vì sự bất tiện như thế mà họ lúc nào cũng phải mang theo một chiếc khăn khô bên mình. Chiếc khăn này được sử dụng như một chiếc tã tạm thời với mục đích ngăn nước tiểu tràn ra xung quanh khi không thể tự chủ.

Tuy nhiên, theo thời gian chiếc khăn này cũng sẽ trở nên nặng mùi hơn, dù có giặt giũ cách mấy cũng không thể khiến những mùi này biến mất. 

Quần ngoài và quần trong cũng có mùi hôi vì tiếp xúc nước tiểu không tự chủ. Nguyên nhân bởi vì các thái giám cấp thấp không có thời gian rảnh rỗi để tắm rửa hay thay quần áo nhiều lần trong ngày.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại