Những chiêu "hốt tiền" của phim nhảm

Những bộ phim ăn khách lại thường rơi vào những phim có nội dung nhạt và nhảm, khiến khán giả có cảm giác sau khi xem xong như bị lừa.

Chiến thuật kinh điển: Ngày công chiếu

Bộ phim Nắm chặt tình yêu (Holding Love) năm 2012 của cặp đôi Lưu Khải Uy và Dương Mịch từng được coi là bộ phim đình đám nhất tại các rạp chiếu đỉnh ở Trung Quốc. Nhờ có đội ngũ làm phim, hậu cần hùng hậu nên ngay trong ngày công chiếu đầu tiên, phim đạt 15,94% doanh thu phòng vé, đồng thời tạo nên áp lực cho hàng loạt những phim ra rạp trong cùng thời gian. Có thể thấy một bộ phim nhảm như Holding Love nhưng lại chiếm ưu thế hơn hẳn những phim khác, lý do cũng có thể thấy nhờ chiến thuật “đánh nhanh” trong ngày đầu công chiếu.

 - 1
Lưu Khải Uy và Dương Mịch trong Holding Love.

Cụ thể ngay trong tuần đầu công chiếu đã mang về 41.800,000 NDT (141 tỷ đồng), trong tuần tiếp theo là 3.250,000 NDT, tuần 3 là 750.000 NDT với tổng số tiền vé thu vế là 46.300.000 NDT (156 tỷ đồng). Trong đó tổng doanh thu phòng vé của tuần đầu chiếm 90,28%. Như vậy có thể coi doanh thu phòng vé của tuần đầu ngang bằng với doanh thu của tổng thời gian phim ra rạp.

Trên thực tế, chỉ cần nhìn vào “ánh hào quang” trên của phim, từ đề tài cho đến đẳng cấp của Holding Love đều cho thấy phim sặc mùi câu khách giải trí nhưng lại vô cùng nhảm. Như vậy, một phim “bom xịt” chỉ trong 3 ngày đã vét ráo khán giả và thu bộn tiền như Holding Love chỉ cần dùng đến chiến thuật doanh thu phòng vé tuần đầu cũng đủ vượt mặt tổng doanh thu của các tuần khác cộng lại.

Điều khác biệt giữa bộ phim này với các sản phẩm điện ảnh khác là ở chỗ, Holding Love do hãng phim danh tiếng Vạn Đạt đầu tư phát hành, vì vậy luôn có sự trợ giúp và nâng đỡ từ các rạp chiếu hạng A. Nguyên nhân này khiến phim ngay trong ngày đầu công chiếu đã chiếm thị phần doanh thu phòng vé lên đến 15,9%.

Tạo áp lực lên các phim chiếu cùng thời gian như Viên đạn biến mất (The Bullet Vanishes) của Tạ Đình Phong đạt 15,42% hay phim Sư tử Hà Đông 2 của Trương Bá Chi chỉ đạt 12,8%. Trong 3 bộ phim cùng thời gian công chiếu, Holding Love thuộc hạng đẳng cấp kém nhất, nhưng ngược lại vẫn chiến thắng giòn giã. Từ những phân tích trên, chính chiến thuật tuần công chiếu đầu đã mang lại chiến thắng cho những bộ phim nhảm như Holding Love.

Chiến thuật trường kỳ, mưa dầm hớt váng

Đại diện của cách thức này là bộ phim Finding Mr.Right (2013) của Thang Duy. Ngay trong tuần đầu công chiếu đã thu về 76.270,000 NDT (257 tỷ đồng), tuần 2 đạt 168 triệu NDT, tuần 3 đạt 513 triệu NDT. Trong đó, doanh thu phòng vé tuần đầu chiếm 14,86%. Bộ phim có thể nói là một sản phẩm có danh tiếng với chiến thuật trường kỳ để câu cá lớn.

 - 2
Thang Duy trong Finding Mr.Right.

Finding Mr.Right chính xác là một bộ phim sử dụng chiến thuật này, chỉ cần nhìn vào doanh thu tuần 2 và 3 có thể nhận thấy điều này.

Rõ ràng người xem đã bỏ tiền ra để mua cái “danh tiếng” của bộ phim. Những tuần tiếp sau tuy doanh thu có giảm nhưng vẫn luôn ổn định ở mức chỉ giảm trong vòng 50% chứ không tụt dốc như những phim khác. Đó mới là tiêu chuẩn của một bộ phim biết nắm giữ đúng chiến thuật.

Có thể nhận thấy, tuần đầu tiên doanh thu lép vế hẳnheo cách giải thích của giới chuyên môn thì do khâu quảng bá chưa đủ độ. Tuy nhiên trong những tuần tiếp theo thì doanh thu lại ngày một tịnh tiến, cuối cùng mang về tổng doanh thu cứ tăng vùn vụt trong những tuần tiếp theo.

Chiến thuật dựa vào thời gian công chiếu

Đại diện sừng sỏ là Phú Xuân Sơn cư đồ hay Điệp vụ tuyệt mật/Switch (2013) của Lưu Đức Hoa và Lâm Chí Linh. Doanh thu ngày đầu công chiếu đạt 50.660,000 NDT (171 tỷ đồng), tuần đầu thu 180 triệu NDT, tuần 2 là 210 triệu NDT (707 tỷ đồng) và tuần 3 là 32 triệu NDT. Tính đến nay, tổng doanh thu lên đến 289 triệu NDT, trong đó doanh thu của 8 ngày đầu chiếm 90,31% tổng doanh thu của toàn thời gian công chiếu

 - 3
Phú Xuân đang là bộ phim bị dư luận "ném đá" không thương tiếc.

Chiến thuật khác biệt dựa vào đúng dịp lễ: Tết Đoan ngọ (5/5 Âm lịch).

Xét về danh tiếng và thể loại phim thì Phú Xuân và Holding Love giống nhau về bản chất, đều dựa vào chiến thuật doanh thu tuần đầu. Chỉ có điều khác biệt là ngày công chiếu thứ hai và thứ tư của Phú Xuân rơi đúng vào dịp tết Đoan Ngọ, như vậy đã chiếm thế thượng phong hơn hẳn về thời gian so với các phim khác.

Hơn nữa, Phú Xuân còn dựa vào cách “tiếp thị kinh doanh tiêu cực” dựa vào những la ó, chỉ trích từ chính phía dư luận để làm đòn bẩy thu hút người xem, đồng thời có tác dụng gây kích thích đối với công chúng.

Con số doanh thu 130 triệu NDT mà phim thu về chính là nhờ đợt “vét máng” và “tận thu” trong 3 ngày lễ tết Đoan Ngọ, cộng với 50.660,000 NDT của ngày công chiếu đầu tiên. Như vậy trong 4 ngày đầu, Phú Xuân rủng rỉnh đút tủi 180 triệu NDT (606 tỷ đồng). Thậm chí ngay cả khi xuất hiện những la ó, “ném đá” từ phía dư luận thì doanh thu của phim vẫn không hề bị ảnh hưởng khi tiếp tục “câu” thêm được những mẻ cá lớn tiếp theo.

 - 4
Biểu đồ xu thế doanh thu của Phú Xuân (đơn vị tính: chục ngàn NDT).

Nói tóm lại, nguyên nhân có thể có thể nhận thấy ở chỗ, một mình Phú Xuân hoành hành đúng sau thời gian loạt bom tấn Hollywood mới vừa kết thúc, trong đó bao gồm Superman: The Man of Steel và một bom tấn của Trung Quốc là Badges of Fury – phim của dàn sao Lý Liên Kiệt, Văn Chương, Lưu Thi Thi…

Ngoài ra còn có cả Star Trek: Into the Darkness. Như vậy 3 bom tấn trên không hề ảnh hưởng gì đến “miếng ăn” của Phú Xuân. Không tin cứ thử để Phú Xuân và Man of Steel cùng chiếu trong một thời gian sẽ thấy rõ, 180 triệu NDT sẽ không thể nào thuộc về Phú Xuân một lần nữa.

Chiến thuật dựa vào thể loại phim

Đại diện tiêu biểu của chiến thuật này là Lost in Bangkok - phim đạt kỷ lục doanh thu phòng vé của Trung Quốc năm 2012. Doanh thu tuần đầu tiên của phim đã là 300 triệu NDT, tuần tiếp theo là 75 triệu, tuần 3 là 264 triệu NDT (khoảng 888 tỷ đồng). Tổng doanh thu phòng vé của phim đạt con số kỷ lục 1.260.000.000 NDT (4,2 nghìn tỷ đồng) khiến dư luận Trung Quốc choáng váng.  Trong đó tỷ lệ doanh thu tuần đầu chiếm 24,23%.

 - 5
Dù chỉ góp mặt với tư cách diễn viên phụ, Phạm Băng Băng và "zai xấu" Vương Bảo Cường (nam chính) đã làm nên kỳ tích cho Lost in Bangkok.

Xét về thời gian công chiếu, Lost in Bangkok chiếu trùng vào thời gian nghỉ tết Nguyên đán, so với thời gian dịp tết Đoan Ngọ mà phim Phú Xuân ra rạp thì phim của Phạm Băng Băng chiếm ưu thế hơn gấp nhiều lần.

Tuy nhiên, nói phim chiếu vào thời gian nghỉ tết Nguyên đán mà giành được con số khủng trên cũng chưa hẳn hoàn toàn chính xác. Trong thời gian này, Lost in Bangkok gặp khá nhiều đối thủ sừng sỏ khác, trước đó không lâu là 1942, Bữa tiệc của vua (Ngô Ngạn Tổ), sau thì có Đại Thượng Hải của Châu Nhuận Phát và Huỳnh Hiểu Minh, rồi cả Mối thù hoàng tộc của dàn sao Huỳnh Hiểu Minh, Nguyễn Kính Thiên, Lý Vũ Xuân hay Dư Văn Lạc.

Tuy nhiên doanh thu của cả 4 cao thủ trên gộp lại cũng không vượt mặt nổi Lost in Bangkok. Như vậy không thể lấy lý do thời gian tết Nguyên đán mang lại cơn mưa phòng vé cho “nữ hoàng scandal” được. Thời điểm cuối năm cũng là dịp người người chuẩn bị đón năm mới, lũ lượt về quê nên đâu còn thời gian để đi xem phim. Như vậy chỉ có thể nói Lost in Bangkok đã dựa vào yếu tố “nhân hòa” khi bất chấp cả điều kiện thiên không gặp thời địa cũng chẳng lợi”.

Chiến thuật đánh cược đỏ đen

Đại diện cho cách thức này có bộ phim của Dương Mịch và nam tài tử Trần Tiểu Xuân, mang tên Hòn đảo kỳ bý (Mysterious Island) sản xuất năm 2011. Tuần đầu công chiếu mang về cho phim 24.300.000 NDT, tuần 2 là 41.300.000 NDT và tuần 3 là 15.450.000 NDT. Tổng doanh thu của phim là 89.800.000 NDT (302 tỷ đồng), trong đó tỷ lệ doanh thu tuần đầu chiếm 27,06%.

 - 6
Dương Mịch trong Myterious Island.

Đây có thể coi là một bộ phim không dùng đến chiến thuật nào cả, hoàn toàn dựa vào yếu tố ăn may. Bởi dễ dàng có thể nhận thấy, Mysterious Island là một bộ phim siêu nhảm nhưng lại là cỗ máy hút tiền khủng nhất trong số các phim nhảm của Trung Quốc. Dễ dàng nhận thấy ngôi vị quán quân về doanh thu phòng vé. Nhưng để phân tích nguyên nhân thì khó có thể tìm ra đáp số chung.

Hiện tại, theo cách nhìn nhận đánh giá của giới chuyên môn thì bộ phim “ém hàng” và đợi thời cơ. Trong trường hợp này thì phim ngần ngừ chờ ngày phát sóng khi đợi cho bộ phim Cung của Dương Mịch gây bão và càn quét trên truyền hình thì Mysterious Island mới chính thức cho công chiếu. Đó cũng có thể coi là nguyên nhân thành công chính của phim. Tuy nhiên bộ phim Thờ hồng hộc của nam diễn viên lão làng Cát Ưu thì không thể dùng cách giải thích trên.

Như vậy có thể nói, hiện tượng doanh thu của Mysterious Island trong tuần tiếp theo không những không giảm mà còn tăng vụt, điều này chỉ có thể nói theo cách là “ăn may”.

Một bộ phim khác cũng được lòng người dù thiên không thời địa không lợi, đó là Gửi thời thanh xuân/So Young của nữ đạo diễn Triệu Vy. Doanh thu tuần đầu tiên đạt 300 triệu NDT, tuần 2 là 375 triệu và tuần 3 là 264 triệu NDT, nâng tổng doanh thu của phim lên 1.260.000.000 NDT. Trong đó tỷ lệ doanh thu phòng vé tuần đầu chiếm 24,23%.

 - 7
Gửi thanh xuân của Triệu Vy thành công nhờ danh tiếng cũng như cách chọn đề tài phim.

Trong khi thành công của Mysterious Island là nằm ngoài dự định, còn với Gửi thanh xuân thì rõ ràng đã có những dự đoán báo trước. Điều này có thể nhận thấy rõ,trong khi Mysterious Island không hề bày mưu ủ kế thì Gửi thanh xuân đã tính toán,  hoạch định rõ ràng và cụ thể thời gian hành động. Ngay từ khâu chọn đề tài ban đầu cho phim là về “thời trai trẻ, thanh xuân” cũng coi như một đề tài có tính hấp dẫn và thu hút công chúng.

Thêm vào đó là “yếu tố Triệu Vy”, một ngôi sao điện ảnh hàng đầu Trung Quốc chuyển sang vai trò làm đạo diễn đã là một sự kiện mang tính chuyển ngoặt và ảnh hưởng cực lớn đến danh tiếng cũng như thành công cho phim. Đề tài phim khiến công chúng dấy lên trào lưu hoài niệm về quá khứ, hơn nữa đây còn là một chủ đề xã hội khá nóng sốt, thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy đây cũng là yếu tố giúp mang lại thành công rực rỡ cho nữ đạo diễn Én nhỏ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại