Trác Thúy Miêu: Hôm nay chúng ta sẽ cùng gặp gỡ 1 người có tất cả mọi thứ để chúng ta có thể “gato”: MC Trấn Thành.
Trấn Thành: Tôi rất vui khi hôm nay được đến đây để trò chuyện về 1 chủ đề mà cái người mời tôi đến có nhiều điểm để gato hơn tôi.
Tôi có nhiều điểm để gato Trấn Thành hay tôi có nhiều điểm để người ta gato?
Thứ nhất là không ai có thể bới được 1 kiểu đầu như cái chậu bông như của chị. Thứ 2 là người ta không thể nào có được 1 cái body mà…
Như 1 cây đàn guitar?
Không, chị là đàn…tỳ bà.
Trong ngôn từ mà Thành đang sử dụng, tôi thấy có mùi ghen ăn tức ở. Thành tị gì với tôi hả Thành?
Trời đất ơi! Tôi đang đưa lý do để người ta ghen ăn tức ở với chị mà! Chứ tôi đâu dám! Bởi chúng ta khác giới!
Biết đâu vì thế mà bạn khao khát những điều tôi có mà bạn không có?
Cũng đôi khi thế! Tôi đang muốn có cái body như chị đây! (Cười)
Vậy nghĩa là đôi khi ta muốn có được điều người khác có nhưng ta không có, đó là ghen. Vậy là khi ta xỉa xói, soi mói ai đó thì có phải là ta ghét họ không?
Có 2 trường hợp: Đôi khi là thật, nhưng ta tưởng là họ nói xấu. Thứ 2 là họ cố tình dựng ra những chuyện đó để làm xấu ta.
Hiện nay có 1 xu hướng. Khi ta bước vào 1 cộng đồng nào đó, ta phải kiếm cái gì đó làm quà cho họ: 1 câu chuyện nói xấu người khác. Nếu bạn nói xấu tốt, bạn lập tức được hoan nghênh.
Xu hướng này xuất phát từ tâm lý “muốn nghe”. Có cầu mới có cung chứ!
Tại sao điều tốt đẹp không nghe lại thích nghe điều xấu?
Ơ hay! Cái gì dính tới điều xấu xa thì người ta hấp dẫn hơn. Nhưng số đó cũng chỉ là một vài, đó là những người thuộc cái tuýp cũng hay đi nói xấu người ta.
Họ nghe để thỏa mãn khát vọng của họ. Còn những người bị nói cũng hình thành 1 cái tâm lý là: Người ta nói xấu mình nghĩa là người ta ghen ăn tức ở với mình, kém mình nên mới nói xấu mình.
Bạn đang nói đến tâm lý tiếp thu ý kiến phê bình?
Chính xác!
Có khi nào đọc hoặc nghe 1 lời nhận xét mà Thành biết ngay người ta đang gato mình?
Dĩ nhiên. Tôi thừa biết điều đó qua cách họ dùng từ, qua cách họ nói chuyện.
Rất nhiều nghệ sĩ nói rằng những trang anti fanpage nào đó họ đang ghen ăn tức ở với mình...
Đôi khi họ không ghen với người nghệ sĩ đó đâu. Mà họ ghen dùm người nghệ sĩ họ yêu thích.
Đôi khi, cái chúng ta gọi là “gato” đó nó trở thành 1 thứ năng lượng để chúng ta hoàn thiện bản thân hơn, để được “gato” hơn?
Và để người ta đừng ghen ăn tức ở với mình! (Cười) Vậy là bây giờ chúng ta lại có 1 câu hỏi là cuộc sống này có nên tồn tại cái gọi là ghen ăn tức ở không? Theo tôi là cần phải có. Để tạo động lực sống, tạo năng lượng làm việc.
Tôi có nhớ 1 câu nói đại ý: Sức cạnh tranh là động lực phát triển của xã hội. Sự cạnh tranh ở trạng thái sơ đẳng nhất là ghen ăn tức ở. Nhưng làm cách nào để chuyển hóa từ gato sang cạnh tranh lành mạnh?
Cái người bị ghen ăn tức ở đôi khi sẽ có động lực phấn đấu hơn nữa. Và cái người ghen ăn tức ở cũng đôi khi có mục tiêu để vươn tới. Nhưng hãy ghen ăn tức ở 1 cách văn minh để cái gato đó khiến bạn phán đấu để bằng hoặc hơn người ta đang gato. Chứ không phải là để đi nói xấu người khác.
Đôi khi việc đi nói xấu sau lưng người khác nó tạo thành khoái cảm. Nhưng đôi khi, tôi nghe ai đó nói xấu mình, tôi cũng có 1 khoái cảm mơn man có khi còn nhiều hơn kẻ đi nói xấu. Bởi tôi biết đôi khi cái tạo nên hào quang không phải là tình yêu của người yêu thích mà là lòng căm tức của người khác.
Chúng ta cần đủ tỉnh táo để hiểu rằng người ta có đang ghen ăn tức ở hay không. Chứ không phải là cứ thấy người ta nói xấu là người ta đang ghen mình.
Xin cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi chương trình!