Đại náo thiên cung: Doanh thu 3300 tỷ, tầm vóc ao làng!

Hùng Cường |

(Soha.vn) - Nhiều người vốn không biết đến "Chúa nhẫn" nhưng sau khi xem phim đã tìm đọc và yêu thích cả tác phẩm nguyên tác.

Sau hơn nửa tháng công chiếu, bộ phim "Đại náo thiên cung" (Monkey King) đã đạt doanh thu phòng vé xấp xỉ 164 triệu USD (tương đương khoảng 3300 tỷ VNĐ) và luôn nằm trong top đầu của các bảng xếp hạng.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà phê bình nước ngoài thì bộ phim tuy thành công về mặt thương mại nhưng lại thất bại về mặt truyền bá văn hóa Trung Hoa. "Rất nhiều người phương Tây đến nay vẫn không hề biết đến tác phẩm Tây Du Ký", một chuyên gia bình luận.

Đại náo thiên cung- Tề Thiên Đại Thánh khó lòng Tây tiến

Tôn Ngộ Không trong "Đại náo thiên cung" do Chân Tử Đan thủ vai.

Tây Du Ký được người phương Tây coi là phiên bản tiếng Trung của tác phẩm "Chúa tể những chiếc nhẫn". Sự đồng điệu về nội dung, đề tài hay sức ảnh hưởng của 2 tác phẩm đối với khán giả 2 khu vực có thể nói là ngang nhau. Tuy nhiên, sau khi được chuyển thể thành phim, bộ mặt của 2 tác phẩm đã hoàn toàn thay đổi.

Việc "Đại náo thiên cung" đạt doanh thu phòng vé cao được các báo lớn của Hollywood như Los Angeles Times hay Variety lý giải là do sự yêu mến của người dân Trung Quốc đối với hình tượng trong Tây Du Ký. Còn xét về "chất" thì 2 bộ phim này không thể đặt ngang hàng với "Chúa nhẫn" được.

Nhà phê bình Jack Kiley cho rằng "Đại náo thiên cung" quá đơn điệu nhạt nhẽo, việc Tôn Ngộ Không 1 mình tung hoành trừ ma diệt quái không thể so sánh với cốt truyện kín kẽ hoàn chỉnh của "Chúa nhẫn".

Đại náo thiên cung- Tề Thiên Đại Thánh khó lòng Tây tiến

Chúa nhẫn

Tác phẩm "Chúa nhẫn" khi ra đời đã mang lại hiệu quả truyền bá văn hóa rõ nét khi tạo được làn sóng hâm mộ mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhiều người vốn không biết đến "Chúa nhẫn" nhưng sau khi xem phim đã tìm đọc và yêu thích cả tác phẩm nguyên tác.

Ngược lại, "Đại náo thiên cung" gần như không làm được gì trong việc thu hút thêm nhiều người dân phương Tây vốn chưa hề biết tới sự tồn tại của tác phẩm kinh điển của Trung Hoa - "Tây Du Ký". 

Việc chỉ đạt thành công về thương mại mà không có tác dụng thúc đẩy truyền bá văn hóa bản địa khiến "Đại náo thiên cung" bị số người cho rằng nó chỉ đạt tầm vóc "ao làng".

Xem ra, người Trung Quốc sẽ còn phải rất vất vả nếu muốn đưa "Tây Du Ký" - một tinh hoa của văn hóa nước mình - ra phạm vi toàn thế giới bằng con đường điện ảnh. 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại